nhân dân về lĩnh vực này, đáp ứng mục tiêu xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Chương 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNVỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Thực trạng pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.1.1. Từ chủ trương của Đảng đến việc Nhà nước ban hành pháp luật thể hiện vai trò của Viện kiểm sát về khiếu nại, tố cáo
Trước đây, Viện kiểm sát nhân dân có vai trị rất rộng lớn về khiếu nại, tố cáo; vừa là chủ thể giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, vừa là chủ thể kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khiếu nai, tố cáo. Điều 12 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật” [52]. Theo đó, đối
tượng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát bao gồm cả khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính và tư pháp. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm sát xét khiếu tố thời kỳ này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định số 12/QĐ-V7 ngày 20/3/2000 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát tuân theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra kết luận về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó nêu rõ: “Cần sửa
đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng: Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không
thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của các cơ quan tổ chức và cá nhân”
[99 tr.50]. Thể chế hóa chủ trương, quan điểm cải cách bộ máy nhà nước của Đảng, Quốc hội khóa X đã thơng qua nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Theo đó, tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhưng thu hẹp phạm vi chức năng kiểm sát là chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp, không thực hiện công tác kiểm sát trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tư pháp, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, đã nhấn mạnh chức năng, trách nhiệm của Viện kiểm sát
“Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”[ 99
tr.51]; đồng thời, Đảng luôn quan tâm đến việc mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, do vậy ngày 06/3/2002 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Trong đó đã chỉ rõ “Đảng ủy,
ban cán sự đảng các ngành Cơng an, Kiểm sát, Tịa án, Tư pháp chỉ đạo rà soát, phân loại các vụ việc khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp, có kế hoạch giải quyết và chỉ đạo cấp dưới giải quyết các khiếu nại, tố cáo đó; lựa chọn những vụ khiếu tố có nhiều bức xúc, được dư luận quan tâm để kiểm tra xem xét và giải quyết dứt điểm; từ đó có biện pháp khắc phục những sai phạm của các cơ quan tư pháp, xử lý nghiêm minh những cán bộ tư pháp làm sai và xem xét nghiêm túc việc bồi thường thiệt hại do những sai phạm đó gây ra”[03].
Thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về khiếu nại, tố cáo, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Trong đó ghi nhận Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật. Cùng với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành đã có những thay đổi mới về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát về giải quyết và kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Những quy định về khiếu nại, tố cáo của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là một bước tiến lớn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã thiết kế một chương riêng gồm 15 điều luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, trong đó quy định người có quyền khiếu nại, tố cáo, các chủ thể có thẩm quyền giải quyết và chức năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát; cịn Bộ luật tố tụng hình sự 1988 khơng quy định khiếu nại, tố cáo thành chương riêng, đồng thời chưa quy định chức năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về khiếu nại, tố cáo liên ngành tư pháp Trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo. Theo đó, vai trị của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự biểu hiện cụ thể ở từng hoạt động trong lĩnh vực này. Từ những quy định mới của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 59 ngày 06/02/2006 về việc ban hành Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 487 ngày 04/9/2008 về việc giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, để thực hiện trong toàn ngành.
Ngày 31/7/2009 Văn phịng Trung ương có Thơng báo số 497-TB/VPTW kết luận của đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp. Trong đó, đã chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Tịa án nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng Quy chế phối hợp về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cùng các cơ quan nêu trên xây dựng Quy định số 200 ngày 26/01/2010 về việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ vai trò là cơ quan đầu mối chung có trách nhiệm tổng hợp tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư
pháp; đồng thời, có trách nhiệm chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành để các cơ quan phối hợp cùng thực hiện.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ “Khẩn trương nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới” [20 tr.247]. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc
hội khóa XIII đã thơng qua Hiến pháp năm 2013. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình Quốc hội thơng qua Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân sửa đổi, bổ sung (Luật số 63/2014/QH13 ngày 24/11/2014). Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, tồn diện các chủ chương cải cách tư pháp của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2014 liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó vai trị của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được ghi nhận thành một mục riêng (Mục 8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp). Cùng với Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những thay đổi mới về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, trừ khiếu nại, tố cáo về quyết định, hành vi của chính mình; Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khơng có quy định trên).
Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vẫn cịn diễn biến phức tạp. Do vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, vai trị của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được đề cao, nhất là khiếu nại, tố cáo liên quan đến vụ việc có dấu hiệu oan, sai
trong tố tụng hình sự; Bộ Chính trị u cầu “Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì,
phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp, nhất là các vụ việc phức tạp, có dấu hiệu oan sai, dư luận xã hội quan tâm” [11]. Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TW nêu trên,
ngày 04/8/2014 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 09-KH/BCSĐ triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW. Trong đó đã chỉ rõ “Ban cán
sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp, trên cơ sở đó đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; trước mắt sửa đổi bổ sung Quy chế số 59 ngày 06/2/2006 và Quyết định số 487 ngày 04/9/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo hướng chuyên sâu, tập trung vào một đơn vị” [04]. Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo
của Đảng và để bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quy chế Tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thay thế Quy chế số 59 ngày 06/2/2006 và Quyết định số 487 ngày 04/9/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Để nâng cao hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của VKSND các cấp trong công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 28/7/2017 Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-VKSTC về Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Theo đó, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo có vi phạm do lỗi chủ quan của người có trách nhiệm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, dẫn đến phức tạp kéo dài, làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị, trật tự xã hội tại địa phương hoặc gây hậu quả tiêu cực khác thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng VKSND tối cao [101].
3.1.2. Pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự hiện nay
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan hiến định có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp và có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thể chế hóa những quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp và cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, ngày 02/4/2002 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 thơng qua, trong đó tại Điều 4 quy định “Viện kiểm sát nhân dân
có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật”; ngày 26/11/2003 Bộ luật tố tụng hình sự đã được Quốc hội khóa XI thơng
qua tại kỳ họp thứ tư, trong đó, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được quy định thành một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nước ta. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã thiết kế một chương riêng (Chương XXXV) quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự gồm 15 điều luật, trong đó quy định về một số vấn đề như: người có quyền khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại; thời hiệu khiếu nại; thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với những người có thẩm quyền tố tụng; người có quyền tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo; thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo; trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo liên ngành tư pháp Trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy