Kháng thể kháng C1q

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hoạt động của bệnh với một số tự kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống (Trang 121 - 124)

Chƣơng 4 : BÀN LUẬN

4.2. Về tỷ lệ dƣơng tính và giá trị chẩn đoán LBĐHT của các tự kháng thể

4.2.3. Kháng thể kháng C1q

V t l dương tính bệnh nhân LBĐHT: các kết quả trong bảng 3.7 cho thấy, 25% số bệnh nhân trong nhóm LBĐHT của chúng tơi có KT kháng C1q

dƣơng tính ở lần khám 1. Theo những nghiên cứu đã đƣợc cơng bốtrƣớc đây,

tỷ lệ dƣơng tính của kháng thể này ở bệnh nhân LBĐHT có sự dao động khá

lớn trong khoảng 15 – 63% (bảng 4.4). Đáng lƣu ý, trong 3 nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nhất, tỷ lệ dƣơng tính của KT kháng C1q đều tƣơng đối thấp và ít có sự khác biệt. Nghiên cứu của Orbai AM (2015) đƣợc thực hiện trên 308 bệnh

nhân LBĐHT thuộc nhiều chủng tộc từ 15 trung tâm khác nhau của Mỹ đã

phát hiện 86 trƣờng hợp (28%) có KT kháng C1q dƣơng tính bằng kỹ thuật ELISA, trong đó, tần xuất xuất hiện của KT kháng C1q ở ngƣời da vàng cao hơn so với ngƣời da trắng và da đen [61]. Một nghiên cứu trƣớc đó của Mok CC (2010) đƣợc thực hiện trên 245 bệnh nhân LBĐHT tại Hong Kong chỉ phát hiện 21% trƣờng hợp có KT kháng C1q dƣơng tính [44]. Tƣơng tự, trong nghiên cứu của Julkunen H (2012) tại Phần Lan, tỷ lệ dƣơng tính của KT kháng C1q trong LBĐHT đƣợc phát hiện bằng các kit ELISA khác nhau

cũng chỉ là 17 – 18% [49]. Nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc của chúng tôi khá

Bảng 4.4. Tỷ lệ dương tính của KT kháng C1q ở bệnh nhân LBĐHT Tác giả/ năm C mu Điểm cắt dƣơng tính (IU/ml) T l KT kháng C1q (%) Orbai AM (2015) [61] 308 16 AU/ml 28% Mok CC (2010) [44] 245 20 RU/ml 21% Julkunen H (2012) [49] 223 10 / 15 IU/ml 17-18% Oelzner P (2003) [73] 79 30 U/ml 49% Pradhan V (2012) [74] 60 50 μg/ml 58,3% Zhang CQ (2012) [75] 90 30 RU/ml 50% Trad B (2013) [149] 98 20 U/ml 54,1% Katsumata Y (2011) [68] 126 15 U/ml 62,7% Braun A (2007) [63] 78 20 U/ml 50% Chi S (2015) [46] 95 16 AU/ml 52,6% Moura CG (2009) [71] 81 20 U/ml 39,5% Mosca M (2006) [150] 68 18% chứng (+) 62% Jesus AA (2012) [67] 67 20 U/ml 20% Živković V (2014) [30] 85 10 U/ml 31,76%

Nghiên cứu của chúng tôi 128 10 IU/ml 25%

Tuy nhiên, trái với những kết quả trên, khá nhiều nghiên cứu khác lại ghi nhận tỷ lệ dƣơng tính của KT kháng C1q trong LBĐHT ở mức cao > 50% [68],[150]. Sự khác biệt khá lớn giữa các kết quả nghiên cứu trên có thể là do sự khác nhau về chủng tộc, đặc điểm tổn thƣơng nội tạng của quần thể bệnh nhân nghiên cứu, kỹ thuật xét nghiệm sử dụng để định lƣợng KT kháng C1q và điểm cắt đánh giá dƣơng tính của kháng thể. Nghiên cứu của Julkunen H (2012) sử dụng hệ thống xét nghiệm ELISA của hãng Orgentec với điểm cắt

kết quả thu đƣợc vềtỷ lệ dƣơng tính của KT kháng C1q cũng hoàn toàn tƣơng

đồng với kết quả của chúng tơi [49].

V giá tr chẩn đốn LBĐHT: Phân tích đƣờng cong ROC trong biểu đồ

3.3 cho thấy, KT kháng C1q ít có giá trị trong chẩn đốn và phân loại LBĐHT

với diện tích dƣới đƣờng cong chỉ là 0,676; thấp nhất trong số các kháng thể

đƣợc khảo sát. Độ nhạy của KT kháng C1q với LBĐHT chỉ là 25% với cả nhóm chứng bệnh tự miễn và nhóm chứng khỏe mạnh, cũng là thấp nhất trong số các kháng thể nghiên cứu. Tỷ lệ dƣơng tính thấp và không ổn định ở các

bệnh nhân LBĐHT có thể là ngun nhân chính làm giảm độ nhạy của kháng

thể này trong chẩn đốn bệnh. Ở nhóm bệnh nhân LBĐHT trong nghiên cứu của chúng tơi, 38,28% có ít nhất một lần KT kháng C1q dƣơng tính trong q trình theo dõi so với chỉ 25% ở lần khám 1. Điều này cho thấy tính chất dao động rõ rệt của KT kháng C1q trong quá trình diễn biến bệnh. Độ nhạy thấp của KT kháng C1q với LBĐHT cũng đã đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của nhiều tác giả nƣớc ngoài nhƣ Orbai AM (28%) [61], Chi S (52,63%) [46], Trad B (54,08%) [149], Katsumata Y (63%) [68], Braun A (50%) [63], Jesus AA (21%) [67]... Trái với độ nhạy rất thấp, chúng tôi phát hiện độ đặc hiệu của KT kháng C1q với LBĐHT lên tới 100%, tƣơng tự một số kết quả nghiên

cứu đã đƣợc công bố trƣớc đây. Jesus AA (2012) nghiên cứu 67 bệnh nhân

LBĐHT tuổi thanh thiếu niên và nhóm chứng gồm 34 ngƣời khỏe mạnh, kết

quả cũng cho thấy độ đặc hiệu 100% của KT kháng C1q với LBĐHT [67].

Tƣơng tự, nghiên cứu của Chi S (2015) cũng phát hiện độ đặc hiệu của KT

kháng C1q với LBĐHT là 94,6% [46]. Tuy nhiên, không giống những kết quả này, nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy độ đặc hiệu khá thấp của KT kháng C1q với LBĐHT khi sử dụng nhóm chứng gồm những ngƣời mắc các bệnh tự miễn dịch khác, nhƣ nghiên cứu Orbai AM. (87%) [61], Trad B (92,5%) [149], Katsumata Y (90%) [68], Braun A (72,6%) [63]… Nguyên nhân của sự khác

biệt giữa kết quả của chúng tôi với các kết quả này có thể một phần là do sự khác biệt của thành phần bệnh lý trong nhóm chứng. Nhóm chứng mắc bệnh tự miễn trong nghiên cứu của chúng tơi khơng bao gồm các bệnh lý thƣờng có sự xuất hiện của KT kháng C1q nhƣ mày đay viêm mạch giảm bổ thể, hội chứng Felty, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh mô liên kết hỗn hợp, viêm cầu thận IgA, viêm cầu thận màng… [151]. Do đó, có thể tỷ lệ

dƣơng tính của thấp của KT kháng C1q ở nhóm chứng đã làm tăng độ đặc

hiệu của kháng thể này trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu có tỷ lệ dƣơng tính khá cao của KT kháng C1q ở nhóm chứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng những điểm cắt đánh giá dƣơng tính khác nhau của KT kháng C1q trong các nghiên cứu cũng có thể một nguyên nhân góp phần giải thích cho sự chênh lệch về độ đặc hiệu của kháng thể này giữa các nghiên

cứu. Phân tích đƣờng cong ROC trong biểu đồ 3.3, khi hạ điểm cắt đánh giá

của KT kháng C1q xuống mức 4,3 IU/ml thì độđặc hiệu chỉ là 82,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hoạt động của bệnh với một số tự kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)