CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. Nấm linh chi
1.3.5. Nghiên cứu dược học
1.3.5.1. Kinh nghiệm dân gian
Từ xa xưa, nấm linh chi được xem là loại thuốc quý có nhiều tác dụng trong điều trị
bệnh. Linh chi có tính bình, khơng độc, có tác dụng kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn), bảo can (bảo vệ gan), cường tâm (lợi cho tim mạch), kiện vị (củng cố hệ tiêu hóa), cường phế (tốt cho hệ hô hấp), giải độc, giải cảm và tăng tuổi thọ (Nguyễn Hữu Đống Đ. X., 2002).
Để sử dụng nấm linh chi chữa bệnh, dân gian có một số bài thuốc sau (Trần Hùng, 2004): - Ngâm rượu: nấm linh chi thái mỏng, ngâm trong rượu mạnh 40 - 45℃, sau 20 ngày
có thể sử dụng (ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con).
- Sắc nước uống: lấy một khối lượng linh chi khoảng 3 – 16g cho 1 lần sắc (đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy một bát, làm 3 lần như vậy). Sau đó đổ trộn lẫn với nhau để uống.
- Uống dạng trà: sấy nấm linh chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần uống 3 – 7g (cho vào 200ml nước sôi) hãm lại sau 10 phút rồi uống.
22
Nấm linh chi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như polysaccharide, steroid, nucleotide, sterol, triterpenoid, alkaloid và các vitamin (Russell R., Paterson M, 2006; McKenna, 2002). Hai nhóm chất có dược lý quan trọng nhất là triterpenoid và polysaccharide. Các chất này được chiết xuất từ trong thể quả, sợi nấm và cả bào tử của nấm. (Boh, 2007). Polysaccharide, phức hợp polysaccharide-peptide và các thành phần phenolic của G.lucidum chịu trách nhiệm cho tác dụng chống oxy hóa và G.lucidum peptide (GLP) là thành phần chống oxy hóa chính .
Dựa vào hoạt tính sinh học cao của các thành phần trong nấm linh chi, người ta ứng dụng loại nấm này trong ngành dược học. Polysaccharide từ các lồi nấm linh chi đỏ có tác dụng chống khối u, tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của virus trong tế bào (Paul Stamets & J.S. Chilton, 1983). Một vài nghiên cứu cho rằng triterpenoid có hoạt chất sinh học chống lại sự oxy hóa, cân bằng lượng cholesterol, chống tăng huyết áp, bảo vệ gan, tổng hợp cholesterol (Shwu-Bin Lin, 2003). Chất germanium của linh chi giúp khí huyết lưu thơng, axit ganoderic có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Nếu đem so sánh nấm linh chi và nhân sâm người ta nhận thấy hàm lượng germanium trong linh chi cao hơn nhân sâm từ 5 đến 8 lần (Nguyễn Hữu Đống Đ. X., 2003). Polysaccharide, triterpenoid và protein là những thành phần được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh miễn dịch đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các dẫn xuất từ cơ thể đậu quả và sợi nấm có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ gan, hạ đường huyết và ức chế kết tập tiểu cầu, làm giảm huyết áp; giảm cholesterol và hạ huyết áp nhờ các thành phần: ganoderantype glucan, hetero-ß-glucan, phức hợp glycoprotein, chất xơ, triterpenoid, ergostane sterol và ganoderic acid oxy hóa cao. Các thành phần chất xơ và lipophilic ức chế quá trình tổng hợp cholesterol (Chen H. T., 2004). Ngoài ra, nấm linh chi hoạt động như một tác nhân loại bỏ các độc tố khơng mong muốn và có hại trong cơ thể chúng ta bằng cách lọc máu. Tác dụng chống độc gan và bảo vệ gan nhờ ganoderic acid R và S (Hirotani M, 1986). Các nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng các triterpenoid từ G.lucidum có hoạt tính ức chế mạnh đối với HIV. Khả năng kháng HIV nhờ Ganoderiol F và ganodermanontriol (El-Mekkawy S, 1998).
Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cao trích của nấm linh chi từ Trung Quốc và Ý với liều lượng 0,4 – 1,2 mg/ml có thể ức chế 40 – 70% hoạt tính của lipoxygenase, một chất xúc tác cho q trình oxy hóa linoleic acid. Hai peptide chiết xuất cho thấy hoạt động ức chế với giá trị IC50 lần lượt là 0,58 ± 0,04 và 0,47 ± 0,06 (Saltarelli, 2009). Và peptide này được
23
biết đến có thể ức tới 90% lipoxygenase của đậu nành với liều lượng 0,3mg/ml và giá trị IC50 là 27,1 μg/ml (Sun, 2004).