CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4. Định hướng nghiên cứu
Melanin hình thành trên da chính là nguyên nhân gây ra tàn nhang, nám da và sạm da, tuy không gây hại nhưng lại làm mất thẩm mỹ và tạo nên sự tự ti cho người phụ nữ. Ngày nay, ứng dụng của chất chống oxy hóa tự nhiên từ các loại rau gia vị và thảo mộc để chống lại quá trình hình thành melanin được chú trọng nhiều hơn vì sự an tồn và lành tính của chúng (Aruoma, 1996; Gu, L., & Weng, X, 2001; Lim, K. T., Hu, C., & Kitts, D. D, 2001; Madsen, 1996).
Theo nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong nấm linh chi đỏ (Ganoderma
lucidum) có khả năng ức chế sự hình thành melanin trên da (Kim J. , 2016). Khơng chỉ vậy,
khả năng kháng oxy hóa và ức chế melanin của các loại nấm dược liệu nói chung và nấm linh chi nói riêng ngày càng được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Nấm Linh chi được đánh giá có hàm lượng chống oxy hóa cao hơn cả nhân sâm từ 5 đến 8 lần (Nguyễn Hữu Đống Đ. X., 2003). Trong khi nhân sâm có khả năng ức chế tyrosinase – enzyme thúc đẩy sự hình thành sắc tố melanin trên da với IC50 = 150µg/mL (Shimofuruya H, 2003). Nấm linh chi là sản phẩm cao cấp và là dược liệu quý đã được trồng phổ biến ở Việt Nam, với hàm lượng phenolic và hoạt tính sinh học cao, nấm linh chi hồn tồn có tiềm năng để ứng dụng vào mỹ phẩm.
1.4.1. Mục tiêu
Nghiên cứu khả năng ức chế hoạt tính của enzyme tyrosinase bằng cao trích nấm linh chi các loại, đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa cũng như khả năng ngăn chặn sự hình thành melanin trên da.
1.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tế bào da, nguyên liệu nghiên cứu, enzyme tyrosinase
- Điều chế cao trích nấm linh chi bằng phương pháp ngâm dầm với dung mơi EtOH. - Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa, khả năng ức chế enzyme tyrosinase
- Lựa chọn mẫu cao có tiềm năng ức chế enzyme tyrosinase để thử nghiệm trên tế bào. - Xử lý số liệu, đánh giá kết quả đạt được từ đó đưa ra đề xuất áp dụng mẫu cao trong
24
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU