(Đơn vị: %) Ngành
Năm
Nông nghiệp trồng
trọt - chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản
2006 97,90 1,18 0,93 2007 97,89 0,96 1,14 2008 98,83 0,63 0,53 2009 98,35 0,85 0,80 2010 98,27 0,86 0,87 2011 98,83 0,60 0,57 2012 99,00 0,39 0,61 2013 98,88 0,45 0,67 2014 98,97 0,37 0,66 2015 99,01 0,26 0,73
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2015
Ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Đối với lĩnh vực trồng trọt, giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện
hành năm 2015 đạt 20.727 tỷ đồng, cao gấp 5,88 lần so với năm 2006 (4.246 tỷ
đồng). Trong đó, tỷ trọng cây lâu năm tăng dần từ 62,47% năm 2006 lên
73,20% năm 2015; tỷ trọng cây ngắn ngày giảm từ 37,53% năm 2006 xuống
26,80% năm 2015. Tỉnh đã xác định được cây trồng chủ lực là cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, rau sạch, cây cảnh,…Điển hình là chương trình phát triển cà phê bền vững (Cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C, UTZ,..), tính đến 2014, tỉnh có
14.865 nơng hộ tham gia chương trình đạt chứng nhận 4C, UTZ [24]. Diện tích
trồng hồ tiêu tăng lên, mơ hình trồng xen ca cao trong vườn điều tại huyện Đắk Rlấp, lúa công nghệ cao tại huyện Krơng Nơ; các mơ hình cây ăn trái; rau an
toàn và hoa cao cấp trong nhà kính, nhà lưới, mơ hình tưới nước tiết kiệm,…cho năng suất cũng như hiệu quả kinh tế rất cao. Ngày 13/8/2014, tỉnh Đăk Nông đã phê duyệt quy hoạch Khu NNCNC theo Quyết định số 1204/QĐ-
UBND để xây dựng các mơ hình, thực hiện các đề tài nghiên cứu, thu hút các
nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông
nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
Về lĩnh vực chăn nuôi, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành
năm 2015 đạt 2.082 tỷ đồng, cao gấp 9,2 lần so với năm 2006 (224,7 tỷ đồng). Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển dần sang mơ hình trang trại, liên kết với
cơng ty đầu ra. Các đàn gia súc, gia cầm liên tục tăng qua các năm, tính đến
2015, tồn tỉnh có 80 trang trại, gồm 53 trang trại chăn nuôi lợn, 16 trang trại
nuôi gia cầm, 3 trang trại nuôi chim và 8 trang trại chăn ni trâu, bị [31]. Tỉnh
đã tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò địa phương bằng giống bò đực lai Brahman đỏ tại huyện Cư Jut và mở rộng ra các huyện khác cho chất lượng cao.
Đối với thủy sản, mấy năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh tận dụng mặt nước sông suối, các cơng trình thủy lợi hồ, đập để phát triển thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành năm 2015 đạt 172,07 tỷ đồng, cao gấp 4,02 lần so với năm 2006 (42,85 tỷ đồng). Tỉnh đã quy hoạch theo hướng chuyển đổi phương thức nuôi trồng thủy sản theo trang trại; khảo sát, xây dựng mơ hình chăn ni cá nước lạnh (cá tầm,
cá hồi) tại các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng và Nâm Nung; nghiên cứu gây nuôi các loại cá đặc sản địa phương, như cá mõm trâu, cá lăng vàng đuôi đỏ tại các khu vực sơng Srêpơk và hồ thủy điện có tổng diện tích thả ni là 500m2
với số lượng tính đến 2014 là trên 20 ngàn con; mơ hình ni cá lồng (cá lóc
bơng) trên hồ thủy điện Đồng Nai 3 và 4 với 140 hộ ni có tổng diện tích
Ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành năm 2015 đạt 62,18 tỷ đồng, cao gấp 1,14 lần so với năm 2006 (54,36 tỷ đồng). Trong đó, tỷ trọng ngành trồng và chăm sóc rừng giảm dần từ 28,61% năm 2006 xuống 20,12% năm
2015; tỷ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản khác giảm từ 62,47% năm 2006 xuống 52,25% năm 2015; tỷ trọng ngành thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác tăng từ 2,43% năm 2006 lên 3,22% năm 2015; và tỷ trọng
ngành dịch vụ lâm nghiệp tăng từ 6,49% năm 2006 lên 24,41% năm 2015. Diện tích rừng giảm dần từ 366.546 ha năm 2006 (97,3% rừng tự nhiên và 2,7% rừng
trồng) xuống 253.962 ha (86,4% rừng tự nhiên và 13.6% rừng trồng) năm 2015. Hiện tại, lĩnh vực lâm nghiệp chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao như tiềm năng vốn có của tỉnh, việc quản lý chưa tốt khiến cho diện tích rừng liên tục giảm
qua các năm (112.584 ha trong 10 năm) là điều đáng báo động và đặt ra thách thức lớn trong chiến lược quản lý khai thác và phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
Nhìn chung, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông đã có nhiều
chuyển biến tích cực, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nhờ nghiên cứu ứng dụng NNCNC. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
nơng nghiệp cịn hạn chế do đầu tư vào công nghệ cao cần nguồn vốn đầu tư
ban đầu lớn cũng như cần thời gian đào tạo, hướng dẫn. Thời gian gần đây, giá
một số nơng sản tăng cao nên dẫn đến diện tích trồng một số loại cây lâu năm tăng tự phát, chưa theo quy hoạch, việc mở rộng diện tích canh tác nơng nghiệp đã gây áp lực lên công tác bảo vệ rừng và công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất. Mặt khác, hiệu quả công tác quản lý, khai thác và bảo vệ rừng của tỉnh rất thấp. Việc buông lỏng quản lý đất rừng đã gây ra tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng diễn ra nghiêm trọng. Các tiềm năng về kinh tế rừng chưa được phát
huy. Công tác trồng rừng thay thế chậm, tỷ lệ độ che phủ rừng của tỉnh năm
2.2.4.2 Sự chuyển dịch ngành công nghiệp – xây dựng
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá hiện hành năm 2015 đạt
5.985,96 tỷ đồng, cao gấp 4,28 lần so với năm 2007 (1.397,54 tỷ đồng). Tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2006-2010 là 39,2%, giai đoạn
2011-2015 là 16,8%. Ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến, do dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương. Năm
2007, công nghiệp chế biến chiếm 92,96%; năm 2015 chiếm 73,15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tỷ trọng ngành công nghiệp điện, nước tăng từ 5,47% năm 2007 lên 22,32% năm 2015 nhờ đóng góp của việc khai thác tiềm năng thủy điện của tỉnh. Tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác khơng mấy khởi sắc, có tăng nhưng chỉ đạt tỷ trọng 4,53% vào 2015 do các dự án khai thác
khống sản trọng điểm cịn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chưa có đóng góp vào thu nhập của ngành.