Lựa chọn khoảng hệ số dư vữa đối với cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo

Một phần của tài liệu Sự làm việc của mặt đường bê tông xi măng nội bảo dưỡng trong điều kiện Việt Nam (Trang 106 - 107)

CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG

3.3. Nghiên cứu thực nghiệm, các kết quả, phân tích và bình luận

3.3.4. Lựa chọn khoảng hệ số dư vữa đối với cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể thấy được là hệ số dư vữa có mối quan hệ rõ ràng và khá chặt chẽ với các chỉ tiêu cường độ: cường độ nén; cường độ kéo khi uốn; và khả năng chống mài mòn. Mối quan hệ hàm bậc hai với tồn tại của giá trị cực trị cho thấy tồn tại khoảng giá trị hệ số dư vữa hợp lý để cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tơng có giá trị lớn nhất, và độ mài mòn đặt giá trị nhỏ nhất. Khoảng hệ số dư vữa tương ứng với các giá trị cực trị được tổng hợp trong Bảng 3.26 cho cường độ nén, cường độ kéo uốn, và Bảng 3.27 với độ mài

mòn. Xu thế và khoảng giá trị hệ số dư vữa ứng với cường độ cao nhất và độ mài mịn nhỏ nhất của 03 loại bê tơng (thơng thường; bê tơng IC khơng có XLC, bê tơng IC có 35% XLC) khơng khác nhau. Tổng hợp kết quả khoảng hệ số dư vữa hợp lý với các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông nghiên cứu như Bảng 3.28.

Bảng 3.28. Khoảng hệ số dư vữa hợp lý đối với các chỉ tiêu kỹ thuật của 03 loại bê tơng thí nghiệm

TT Chỉ tiêu thí nghiệm Hệ số dư vữa, Kd

1 Cường độ chịu nén 1,22 ÷ 1,56

2 Cường độ chịu kéo khi uốn 1,47 ÷ 1,68

3 Độ mài mịn 1,20 ÷ 1,56

Từ kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu cường độ và đối chứng kết quả nghiên cứu thực nghiệm của 03 loại: bê tông thông thường; bê tông IC không sử dụng XLC; bê tơng IC sử dụng XLC, có thể có một số nhận xét sơ bộ như sau:

- Bê tơng IC có 35% XLC có cường độ vượt trội so với BTXM thông thường và bê tông IC không sử dụng XLC với hàm lượng xi măng tối thiểu là 300 kg/m3. Điều này hoàn toàn hợp lý do với việc thêm XLC sẽ tăng tổng hàm lượng CKD và cải thiện được cường độ của BTXM khi thay thế một phần thành phần cốt liệu nhỏ (cát thô) bằng cát nhẹ. Cường độ 28 ngày tuổi của bê tơng IC có 35% XLC hồn tồn có khả năng đáp ứng cường độ yêu cầu và khả năng chống mài mòn của BTXM làm mặt đường.

- Bê tơng IC có 35% nghiên cứu để làm mặt đường, cũng như 02 loại bê tơng đối chứng đều có khoảng hệ số dư vữa cho cường độ tốt nhất (cường độ nén, cường độ kéo uốn và khả năng chống mài mòn). Tổ hợp khoảng giá trị hệ số dư vữa hợp lý là là (Kd = 1,47 ÷ 1,56).

Một phần của tài liệu Sự làm việc của mặt đường bê tông xi măng nội bảo dưỡng trong điều kiện Việt Nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)