Các giải pháp nâng cao chất lượng các lớp tập huấn khuyến công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng tập huấn khuyến công trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 73)

Qua kết quả phân tích hồi qui, sự hài lịng có quan hệ dương với các nhân tố: cơ sở vật chất, sự tin cậy, khả năng đáp ứng và cảm thông nghĩa là các nhân tố này tăng sẽ làm tăng hài lịng.

Do đó để nâng cao sự hài lòng của người dân về chất lượng các lớp tập huấn khuyến công trong thời gian tới cần cải thiện các nhân tố cơ sở vật chất, sự tin cậy, khả năng đáp ứng và sự cảm thông.

5.2.1. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất của Trung tâm Khuyến công để thực hiện các lớp tập huấn khuyến cơng là nhân tố có ảnh hưởng cao nhất đến sự hài lòng của người dân (beta = 0.425). Giá trị trung bình về nhân tố cơ sở vật chất thấp nhất 3,16, cao nhất 3,38, cho thấy cơ sở vật chất đối với chất lượng tập huấn khuyến công chưa cao. Để nâng cao sự hài lòng của người dân trong thời gian tới thì cần có các giải pháp sau:

+ Tài liệu học tập cần được chuẩn bị chu đáo. Địa điểm và thời gian khóa học nên phân bố sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn mở lớp để người dân có điều kiện tham gia lớp học xuyên suốt khóa học.

+ Thiết kế, xây dựng Website của Trung tâm Khuyến công: Thông trang Web của Trung tâm Khuyến cơng sẽ cập nhật thơng tin về các chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển CN-TTCN, các hoạt động hỗ trợ cơ sở CNNT, quảng bá các sản phẩm CNNTTB, các mơ hình, cơng nghệ sản xuất hiệu quả... đồng thời giải đáp các ý kiến của người dân liên quan đến lĩnh vực khuyến công.

+ Tăng cường đầu tư, nâng cao trang thiết bị phục vụ công tác tập huấn, tuyên truyền giúp cho công tác tập huấn, tuyên truyền đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

5.2.2. Giải pháp tăng cường sự tin cậy.

Sự tin cậy của người dân đối với chất lượng tập huấn khuyến cơng là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất (beta = 0.104). Giá trị trung bình về nhân tố sự tin cậy thấp nhất 3,42, cao nhất 3,74, cho thấy sự tin cậy của người dân đối với chất lượng tập huấn khuyến công chưa cao.

Xác định được sự tin cậy của người dân đối với các lớp tập huấn khuyến công là quan trọng, từ sự tin cậy người dân sẽ dễ dàng thông cảm và hài lòng đối với chất lượng các lớp tập huấn khuyến cơng. Để nâng cao sự hài lịng của người dân, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến công cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tăng số lớp tập huấn hàng năm, phải đảm bảo đều khắp các địa phương, giúp cho người dân hiểu và tiếp cận các chính sách khuyến công.

+ Trong giao tiếp công việc với người dân cần phải giữ thái độ niềm nở, đúng mực; đảm bảo mỗi lời nói là một lời cam kết với người dân, phải biết lắng nghe và giải quyết khó khăn cho người dân; cung cấp thơng tin chính xác, trước sau như một; trong khi hướng dẫn phải thật sự kỹ lưỡng. Do người dân từ nhiều thành phần khác nhau, nên phải nhận biết được đối tượng tiếp xúc như thế nào để có hướng dẫn cho phù hợp với sự hiểu biết của họ, đảm bảo hướng dẫn luôn dễ dàng thực hiện.

5.2.3. Giải pháp tăng cường sự đáp ứng.

Khả năng đáp ứng đối với chất lượng tập huấn khuyến công là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất (beta = 0.122). Giá trị trung bình về nhân tố khả năng đáp ứng thấp nhất 2,87, cao nhất 3,24, cho thấy khả năng đáp ứng đối với chất lượng tập huấn khuyến công chưa cao. Yếu tố khả năng đáp ứng được người tham gia các lớp tập huấn khuyến công đánh giá khá thấp nên ban tổ chức các lớp tập huấn cũng cần phải làm tốt hơn để nâng cao chất lượng tập huấn khuyến cơng trên địa bàn, để có thể làm cho các học viên có sự hài lịng về các lớp tập huấn khuyến cơng hơn thì cần các giải pháp sau:

Đổi mới phương pháp tập huấn theo phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đơi với hành, biến q trình đào tạo thành tự đào tạo. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng phân cấp đối tượng tập huấn, nội dung đi sâu vào các chuyên đề phù hợp từng đối tượng.

Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ làm hoạt động khuyến công. Đặc biệt, tạo điều kiện để các cán bộ làm cơng tác khuyến cơng có thể tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, kỹ năng tuyên truyền để có đủ năng lực tham gia hoạt động tuyên truyền trong công tác khuyến công.

5.2.4. Giải pháp tăng cường hỗ trợ học viên

Thực hiện công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu tập huấn của học viên để xác định, lựa chọn nội dung tập huấn đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, điều kiện đặc thù của các địa phương. Xây dựng kế hoạch tập huấn phải dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu của học viên, cơ sở quy hoạch sản xuất của địa phương, tính đặc thù của đối tượng sản xuất. Đào tạo, tập huấn phải gắn với mơ hình trình diễn khuyến cơng, mơ hình sản xuất có hiệu quả, áp dụng các phương pháp tập huấn tiên tiến, đưa nội dung thực hành, tham quan thực tế vào chương trình tập huấn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo tập huấn khuyến công.

5.2.5. Một số giải pháp khác

Tăng cường phối hợp với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các đơn vị, tổ chức, chính quyền địa phương các cấp có liên quan để cùng tham gia thực hiện chương trình tập huấn khuyến cơng trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng kế hoạch khuyến cơng, nghiên cứu các mơ hình sản xuất cần bám vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bám sát Nghị định 45/2012/NĐ-CP để triển khai nhiều nội dung khuyến công nhằm hỗ trợ các cở sở CNNT… Nghiên cứu việc xây dựng bộ giáo trình đào tạo kỹ năng khuyến công cho cán bộ, cộng tác viên khuyến công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng tập huấn khuyến công trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)