Chức năng của các thành phần trong mạng GSM

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ứng dụng công nghệ cdma trong thông tin di động (Trang 28 - 31)

1.3.2.1. Hệ thống con chuyển mạch SS

Hệ thống con chuyển mạch SS (Switching Subsystem) bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.

1.3.2.2. Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC

Ở hệ thống SS chức năng chuyển mạch chính được thực hiện bởi MSC (Mobile Services Switching Center), nhiệm vụ chính của MSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các người sử dụng mạng thông tin di động. Một mặt MSC giao diện với BSC, mặt khác nó giao diện với mạng ngồi. MSC làm nhiệm vụ giao diện với mạng ngoài được gọi là MSC cổng. Việc giao diện với mạng ngồi để đảm bào thơng tin cho các người sử dụng mạng thông

tin di động địi hỏi cổng thích ứng IWF (Inter Working Function: Các chức

năng tương tác). MSC thường là một tổng dài lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc. Một BSC thích hợp cho một vùng đơ thị và ngoại ơ có dân cư vào khoảng một triệu người. Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của mạng thông tin di động với các mạng này. Các thích ứng này được gọi là các chức năng tương tác (IWF). IWF bao gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn.

1.3.2.3. Bộ ghi dịch tạm trú VLR

VLR (Visitor Location Register) là cơ sở dữ liệu thứ hai trong mạng thông tin di động. Nó được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao của các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí của các th bao nói trên ở mức độ chính xác hơn HLR. Các chức năng VLR thưòng được liên kết với các chức năng MSC.

1.3.2.4. Bộ ghi định vị thường trú HLR

Ngồi MSC, mạng thơng tin di động bao gồm cả các cơ sở dữ liệu. Các thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông được lưu giữ ở HLR (Home Location Register) khơng phụ thuộc vào vị trí hiện thời của thuê bao. Thường HLR là một máy tính đứng riêng khơng có khả năng chuyển mạch và có khả năng quản lý hàng trăm ngàn thuê bao. Một chức năng con của HLR là nhận dạng trung tâm nhận thực AUC, nhiệm vụ của trung tâm này quản lý an toàn số liệu của các thuê bao được phép.

1.3.2.5. Quản lý thuê bao và trung tâm nhận thực AUC

Quản lý thuê bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và xoá thuê bao khỏi mạng. Đăng ký thuê bao cũng có thể

rất phức tạp, bao gồm nhiều dịch vụ và các tính năng bổ sung. Nhà khai thác phải truy nhập được tất cả các thơng số nói trên. Một nhiệm vụ quan trọng khác của khai thác là tính cước các cuộc gọi. Cước phí phải được tính và gửi đến thuê bao. Việc quản lý thuê bao được thực hiện thơng qua một khố nhận dạng bí mật duy nhất cho từng thuê bao. AUC (Authentication Center) quản lý các thông tin nhận thực và mật mã liên quan đến từng cá nhân thuê bao dựa trên khố bí mật này. AUC có thể được đặt trong HLR hay MSC hay độc lập với cả hai. Khoá này cũng được lưu giữ vĩnh cửu và bí mật trong bộ nhớ ở MS.

1.3.2.6. Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR

Quản lý thiết bị di động được thực hiện bởi bộ đăng ký nhận dạng thiết bị EIR (Equipment Identity Register). EIR lưu giữ tất cả các dữ liệu liên quan đến trmj di động MS. EIR được nối đến MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị. Một thiết bị không được phép sẽ bị cấm.

1.3.2.7. Tổng đài cổng GMSC

Mạng thơng tin di động có thể chứa nhiều MSC, VLR, HLR. Để thiết lập một cuộc gọi từ mạng ngồi đến người sử dụng thơng tin di động, trước hết cuộc gọi phải được định tuyến đến một tổng đài cổng được gọi là GMSC mà không cần biết đến hiện thời thuê bao đang ở đâu. Các tổng đài có nhiệm vụ lấy thơng tin về vị trí của th bao và định tuyến cuộc gọi đến tổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời (MSC tạm trú). Để vậy trước hết các tổng đài cổng phải dựa trên số thoại danh bạ của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏi HLR này. Tổng đài cổng có một giao tiếp với các mạng bên ngồi, thơng qua giao tiếp này nó làm nhiệm vụ cổng để kết nối với các mạng bên ngoài với mạng thơng tin di động. Ngồi ra tổng đài này cũng có giao diện báo hiệu số 7 (CCS No7) để có thể tương tác với các phần tử khác của

SS. Về phương diện kinh tế không phải bao giờ tổng đài cổng cũng đứng riêng mà nó thường được kết hợp với MSC.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ứng dụng công nghệ cdma trong thông tin di động (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w