3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, 10408’ đến 10505’ kinh độ Đơng.
- Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu;
- Phía Nam và phía Đơng tiếp giáp với Biển Đơng;
- Phía Tây tiếp giáp với Vịnh Thái Lan.
Diện tích đất liền của tỉnh là 5.329,16 km2, bằng 13,13% diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển.
Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, là 1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của Đồng bằng sông Cửu Long (đô thị trung tâm Cần Thơ, trung tâm điện
lực Ơ Mơn, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang, công nghiệp tàu thủy, công nghiệp chế biến thủy sản, cụm khí điện đạm Cà Mau, du lịch sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc, rừng ngập mặn Cà Mau…).
Trong mối quan hệ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và tuyến đường thủy quan trọng như:
- Quốc lộ 1 A từ Thành Phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn
- Quốc lộ 63 (Cà Mau - Kiên Giang);
- Tuyến đường Quản lộ - Phụng Hiệp;
- Tuyến đường thủy Cà Mau - Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong mối quan hệ của khu vực, với dự án tiểu vùng MêKông mở rộng và quy hoạch kinh tế vùng vịnh Thái Lan thì tỉnh Cà Mau được xác định nằm trong hành lang phát triển phía nam (BangKok- Phnompenh - Hà Tiên- Cà Mau), đồng
thời Năm Căn được xác định là điểm đến của tuyến hành lang kinh tế này. Ở trong nước, đây cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II được nối dài đến Đất Mũi Cà Mau.
Như vậy, trong mối liên kết vùng, từ tỉnh Cà Mau sẽ hình thành 2 hướng liên kết phát triển chính là Cà Mau - Cần Thơ và Cà Mau - Kiên Giang + An Giang.
Cà Mau là tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc, Mũi Cà Mau (mốc tọa độ số 0) là
địa danh có ý nghĩa kinh tế chính trị, có ý nghĩa thiêng liêng đối với nhân dân cả nước, có khả năng phát triển du lịch tham quan gắn với du lịch sinh thái.
Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km và thuộc hành lang kinh tế ven biển phía Đơng của vùng biển Tây Nam Bộ (từ Bạc Liêu - Gành Hào - Cà Mau - Năm Căn), có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong
vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.
Như vậy, về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh có lợi thế so sánh so với một số tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nếu được khai thác, phát huy đúng mức thì các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh là một thế mạnh quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay khả năng phát huy còn hạn chế, mới chủ yếu khai thác các điều kiện tại chỗ như phát triển khai thác chế biến thủy hải sản, triển khai Dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, triển khai một số dự án du lịch sinh thái, chưa phát huy được yếu tố liên kết vùng do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ.
Bên cạnh những lợi thế so sánh như trên thì vị trí địa lý kinh tế của tỉnh Cà Mau cũng có những yếu tố hạn chế đó là:
- Cà Mau là điểm cuối của các tuyến quốc lộ, các hành lang phát triển làm cho các hướng, tuyến phát triển của tỉnh Cà Mau khơng cân xứng về 2 phía (khơng
như các tỉnh nằm trên trục quốc lộ hay tuyến hành lang phát triển), dẫn đến hạn chế
khả năng khai thác các nguồn lực như thu hút các dự án BOT xây dựng cầu đường, các dịch vụ phục vụ khách vãng lai…
- Ba mặt tiếp giáp biển là lợi thế cho kinh tế biển, nhưng tỉnh Cà Mau cũng có nhiệm vụ hết sức quan trọng về quốc phòng - an ninh, phòng thủ ven biển, phòng chống thiên tai, nhạy cảm với những tác động môi trường (nước biển dâng, sự cố tràn dầu…).
- Cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ), là tỉnh vùng sâu vùng xa. Phần lớn địa bàn tỉnh Cà Mau thuộc
danh mục địa bàn đặc biệt khó khăn (trừ Thành phố Cà Mau), kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ yếu kém là những yếu tố không thuận lợi cho thu hút đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, giữ chân và thu hút nguồn lao động có trình độ cao. Đồng thời, do thuộc danh mục địa bàn đặc biệt khó khăn nên nguồn thu ngân sách hiện tại và cả trong thời kỳ quy hoạch vẫn tăng chậm, do thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, trong một số năm trước mắt tỉnh Cà Mau vẫn chưa tự cân đối được thu - chi ngân sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn cịn khó khăn.
Địa hình của tỉnh cịn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sơng rạch chằng chịt, có nhiều sơng rạch là lợi thế về giao thông đường thủy, nhưng là hạn chế rất lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong những nguyên nhân làm giao thông đường bộ của tỉnh chậm phát triển. Đồng thời phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng và xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu xử lý nền móng phức tạp; tính ổn định của các cơng trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đây cũng là những trở ngại cho chương trình phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ của tỉnh.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế
- Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2011 - 2015 bình qn đạt 8,3%/năm; tỷ trọng nơng nghiệp giảm từ 39,2% xuống 31,1%; công nghiệp, xây dựng 29,1%; thương mại - dịch vụ tăng từ 24,2% lên 36%; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 35,266 triệu đồng/người. Các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng tiếp tục phát triển.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại văn bản số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015: tốc độ tăng GRDP của tỉnh Cà Mau bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh dự kiến đạt khoảng 6%/năm (trong đó: năm 2011 tăng 6,93%, năm 2012 tăng 5,76%, năm 2013 tăng 6,1%, năm 2014 tăng 6,25%, năm 2015 dự kiến tăng 5,02%), cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn (bình quân tăng khoảng 5,82%/năm).
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của khu vực ngư nông lâm nghiệp trong GRDP. Nhưng quá trình chuyển dịch chậm; cụ thể tỷ trọng của khu vực ngư nông lâm nghiệp năm 2010 là 39,2% đến năm 2015 giảm còn 36,1%; tương ứng khu vực dịch vụ từ 24,2% tăng lên 27,6%; riêng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,6% xuống còn 36,3% (do tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng thấp hơn so với khu vực ngư nông lâm nghiệp và khu vực dịch vụ trong cùng giai đoạn).
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ước đến cuối năm 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau như sau: khu vực dịch vụ 36,02%, khu vực ngư nông lâm nghiệp 31,07%, khu vực công nghiệp xây dựng 29,12%, thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm 3,79%.
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngƣ - nông - lâm nghiệp
+ Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng bình quân hàng năm 9%. Một số ngành cơng nghiệp có sản lượng lớn như: sản xuất điện khoảng 8 tỷ KWh, đạm 800 ngàn tấn/năm, chế biến thủy sản 5 năm đạt 550 ngàn tấn… Thương mại - dịch vụ, du lịch phát triển nhanh (bình quân hàng năm tăng 11%); tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 5,6 tỷ USD; nhập khẩu 500 triệu USD,
chủ yếu nhập máy móc, thiết bị.
+ Về lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và phát triển toàn diện
o Thủy sản: tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực ngư nông lâm nghiệp, sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 478.820 tấn (trong đó có 163.975 tấn tơm), năm 2015 đạt 495.000 tấn, tính cả giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 3,9%/năm; trong đó sản lượng tơm đạt 185.500 tấn, tăng bình qn 7,1%/năm. So với mục tiêu Quy hoạch đến năm 2015, sản lượng thủy sản đạt 110%, sản lượng tôm đạt 109,1%.
o Sản xuất nông nghiệp: việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua được đẩy mạnh như: chuyển đổi giống lúa mới, ứng dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, cơ giới hóa trong sản xuất, thực hiện nhiều mơ hình sản xuất lúa có hiệu quả đã thành công và nhân ra diện rộng. Qua thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đến nay tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 80% diện tích, năng suất lúa tăng 11% (năng suất từ 4,12 tấn/ha tăng lên 4,56 tấn/ha), góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm phát triển khá, đã thực hiện trên 40.000 ha. Sản lượng lúa năm 2014 đạt 554.716 tấn, dự kiến năm 2015 đạt 590.000 tấn, tăng 18,4% so với năm 2010.
Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển đổi, bước đầu đã hình thành một số mơ hình sản xuất mới (cánh đồng lớn, sản phẩm sạch) hiệu quả hơn so với sản xuất quy mơ nhỏ, truyền thống. Mơ hình cánh đồng lớn đã triển khai với quy mô trên 5.200 ha với trên 4.700 hộ nông dân tham gia, đạt hiệu quả kinh tế cao về năng suất, chất lượng và giá trị tăng bình quân 15%, tạo bước đột phá, bước đầu thực hiện tốt mối liên kết 4 Nhà (Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông). Mô hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao bắt đầu đã hình thành với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo hữu cơ và vùng sản xuất với quy mô trên 300 ha, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và Châu Âu. Ngoài cây lúa, cịn một số loại cây trồng khác có giá trị như: cây mía với diện tích khoảng 1.750 ha; cây dừa khoảng 6.000 ha, cây chuối khoảng 5.700 ha cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Đàn gia súc, gia cầm khá ổn định, do triển khai thực hiện các biện pháp kiểm sốt, phịng chống dịch bệnh khá tốt, ý thức chủ động trong tổ chức, quản lý chăn nuôi của người dân được nâng lên. Tổng số heo xuất chuồng năm 2015 ước đạt 320.000 con (tăng trên 102.000 con so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,7%); tổng số gia cầm xuất chuồng năm 2015 ước đạt 2,9 triệu con (tăng 1,435 triệu con so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18%). o Lâm nghiệp: cơng tác quản lý bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng
được nâng lên, khơng để xảy ra các điểm nóng về chặt phá rừng, cháy rừng. Cộng đồng dân cư vùng rừng đã có ý thức trách nhiệm hơn trong cơng tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 5 năm 2011 - 2015 đã trồng rừng mới trên 3.000 ha (trong đó: năm 2011 trồng mới 850 ha, năm 2012: 729 ha, năm 2013: 546 ha, năm 2014: 560 ha, năm 2015 khoảng 350 ha), tăng hơn 1.000 ha rừng trồng mới so với giai đoạn 2006 – 2020 đồng thời cũng đã trồng rừng sau khai thác khoảng 10.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp đến cuối năm 2014 là 110.451 ha, trong đó diện tích có rừng 92.284 ha (gồm: rừng phòng hộ 23.248 ha, rừng đặc dụng 18.143 ha, rừng sản xuất 50.893 ha). Độ che phủ của rừng đạt tỷ lệ 17,43% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (529.487 ha).
Ở khu vực rừng ngập mặn, tỷ lệ diện tích có rừng trong từng hộ gia đình được tăng lên bằng giải pháp san bờ lấp kênh để trồng lại rừng đước, diện tích rừng trồng được tập trung hơn, tạo ra các băng rừng lớn.
Ở khu vực rừng tràm phong trào trồng rừng thâm canh gắn với chế biến lâm sản đang được các doanh nghiệp và hộ dân quan tâm đầu tư, đã trồng thâm canh trên 7.500 ha rừng (trong đó: cây keo lai trên 5.000 ha; cây tràm khoảng trên 2.500 ha).
- Về thu - chi ngân sách
Thu ngân sách đạt kết quả tốt, đã huy động được các nguồn thu đúng quy định; cơng tác quản lý nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả. Từ năm 2014 do thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng (khơng kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng chưa qua chế biến đã ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách của tỉnh, hàng năm giảm khoảng 900 - 1.000 tỷ đồng) và năm 2014 giá bán khí đốt thực tế thấp hơn dự kiến khi lập dự toán đầu năm nên số hụt thu rất lớn, cả năm hụt thu khoảng 1.800 tỷ đồng, đã tác động mạnh đến nguồn thu ngân sách của tỉnh; thu ngân sách năm 2014 đạt 3.294 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 thu ngân sách đạt 3.867 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2014. Lũy kế trong 05 năm 2011 - 2015 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 11% GRDP, thấp hơn so với mục tiêu Quy hoạch (đến năm 2015 thu ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng và tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 12% GRDP). Tuy nhiên, nếu Chính phủ khơng thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng như trên, tỉnh Cà Mau đã đạt mục tiêu tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so với GRDP.
Trong điều kiện thu ngân sách trong thời gian gần đây gặp khó khăn, chi ngân sách cũng được điều hành theo hướng triệt để tiết kiệm, bảo đảm nhu cầu chi ngân sách nhà nước một cách chủ động, tăng chi cho các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục và đào tạo, y tế, đầu tư xây dựng cơ bản… tổng chi ngân sách 05 năm 2011 - 2015 đạt 31.200 tỷ đồng. Kết quả chi ngân sách từng năm được thể hiện cụ thể trong hình bên dưới.
Hình 3.2. 4.694 4.694 6.466 6.896 6.483 6.675 0 2.000 4.000 6.000 8.000 2011 2012 2013 2014 2015 Năm T ỷ đồ ng
Hình 3.1. Chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015)
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Dân số và nguồn nhân lực
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau,2015)
Năm 2010 đạt 1,33 triệu người, năm 2015 đạt khoảng 1,42 triệu người và năm 2020 khoảng 1,5 triệu người là dự báo có sự tăng dân số cơ học cao trên cơ sở kinh tế tỉnh phát triển nhanh, tạo sự thu hút lao động từ nơi khác về tỉnh với tính khả quan từ khu kinh tế Năm Căn và các khu công nghiệp được đầu tư, thu hút nhiều dự án lớn. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra như vậy, các khu công nghiệp chưa được đầu tư và số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh không nhiều nên