Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số chỉ số đông máu của thai phụ (Trang 35 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Tình hình nghiên cứu về đơng máu ở phụ nữ mang thai

1.5.2. Nghiên cứu trong nước

Cho đến nay vẫn cịn rất ít nghiên cứu về lĩnh vực nàỵ Tác giả Đoàn Thị Bé Hùng (2007) nghiên cứu tỷ lệ và nguyên nhân các rối loạn đông máu thường gặp trong sản khoa tại Bệnh viện Hùng Vương cho thấy tỷ lệ các rối loạn đông máu trước sinh qua bất thường các chỉ số xét nghiệm PT, APTT, Fibrinogen, số lượng tiểu cầu lần lượt là 31,8%, 13,6%, 17,3%, 46,4%. Các nguyên nhân gây rối loạn đông máu thường gặp ở sản phụ trước sinh là bệnh lý giảm tiểu cầu (46,4%), bệnh lý tiền sản giật (18,2%), hội chứng HELLP (8,2%), rau bong non (6,4%), các nguyên nhân khác (2,7%) [11].

Trần Thị Khảm (2008) đã nghiên cứu một số chỉ số hoá sinh và huyết học ở sản phụ TSG tại Bệnh viện phụ sản trung ương cho thấy SLTC, nồng độ fibrinogen có liên quan chặt chẽ với bệnh lý TSG nhẹ và TSG nặng[12]. Năm 2010, Hoàng Hương Huyền nghiên cứu về một số xét nghiệm đông cầm

máu và hoạt tính một số yếu tố đơng máu ở 571 phụ nữ mang thai có thai 3 tháng cuối, tác giả ghi nhận có tình trạng giảm tiểu cầu, tăng hoạt hố đơng máu ở phụ nữ mang thai có thai 3 tháng cuối, trong đó tăng hoạt hố đường đơng máu ngoại sinh thể hiện bằng xét nghiệm PT% ( tỷ lệ prothrombin) tăng cao so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê và tăng hoạt tính các yếu tố đơng máu II, V, VII, X; tăng hoạt hố con đường đơng máu nội sinh được phản ánh qua tăng hoạt tính các yếu tố đơng máu VIII, IX. Thời gian APTT rút ngắn so với nhóm chứng; tăng hoạt hố giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin được phản ánh qua nồng độ fibrinogen và thời gian thrombin; tăng q trình tiêu fibrin [7].

Có nhiều rối loạn liên quan đến huyết học trong quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ, trong đó có q trình đơng máụ Các rối loạn này được thể hiện qua kết quả của các chỉ số khác nhau liên quan đến hệ thống đông máu và cầm máụ Những tai biến sản khoa nặng nề nhất đều liên quan đến quá trình đơng máụ Tuy những nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này rất có ý nghĩa lâm sàng nhưng chúng lại chưa được chú trọng ở Việt Nam. Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào về tình trạng đơng cầm máu ở phụ nữ có thai trải dài theo thai kỳ để ghi nhận các thay đổi của hệ thống đông máụ Thực tế ở các Khoa Sản hiện nay vẫn lấy giá trị của người bình thường để áp dụng cho phụ nữ mang thai, như vậy một phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm đơng máu “bình thường” (so với phụ nữ khơng mang thai) vẫn có thể chưa đủ an tồn cho cuộc sinh nở. Những thơng tin theo dõi này giúp đối chiếu kết quả xét nghiệm của phụ nữ mang thai chính xác hơn và có thể phát hiện rối loạn đông máu kịp thời hơn. Không những thế, sự biến đổi của các chỉ số đông máu cần được đặt trong mối liên hệ với các thay đổi khác ở phụ nữ mang thai

và kết quả thai nghén để có được một cái nhìn tổng thể cũng như phần nào lý giải được các sự thay đổi nàỵ Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số đông cầm máu, mối liên quan giữa các chỉ số với nguy cơ tai biến sản khoa là rất cần thiết, giúp cho công tác quản lý thai sản cũng như dự phịng và xử trí tai biến chảy máu trong sản khoa được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số chỉ số đông máu của thai phụ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)