CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1. Kết quả nghiên cứu
Việt Nam thích một chế độ tỷ giá hối đối ổn định hơn. Thực tế, Việt Nam đã neo đồng tiền của mình vào đơ la Mỹ bằng cách gán trọng số vào đồng đơ la Mỹ trong chính sách tỷ giá hối đối. Trong q trình đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đoái VND – USD, việc neo đồng nội tệ vào đơ la Mỹ có thể làm tăng sự bất ổn của Việt Nam trước những cú sốc đồng tiền thứ ba, chẳng hạn như tỷ giá Nhân dân tệ – Đô la Mỹ. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá các ảnh hưởng động của tỷ giá hối đối Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ đối với Việt Nam bằng cách sử dụng một mơ hình véc tơ tự hồi quy và kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng xung. Tác giả tập trung vào 3 biến nội địa chính, cụ thể là mức sản lượng, giá cả và tiền tệ. Các kết quả cho thấy các cú sốc trong tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ có thể ảnh hưởng mạnh đến các biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể hơn, sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ sẽ dẫn đến một sự sụt giảm trong chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Các phân tích của tác giả áp dụng mơ hình động đã phát hiện các bằng chứng mạnh mẽ về hiện tượng đồng tiền thứ ba. Tác giả tin rằng, ngoại trừ việc cung cấp những kiến thức quan trọng về mối tương tác giữa tỷ giá hối đối Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ và các biến kinh tế vĩ mô trong nước, các kết quả của tác giả còn bổ sung thêm cho tranh luận về việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Là một quốc gia nhỏ, Việt Nam không thể không bị tác động bởi các cú sốc từ bên ngoài và việc lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đối cụ thể khơng thể giúp Việt Nam cách ly
khỏi các cú sốc bên ngoài và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và, ở một số thời điểm, phụ thuộc vào vốn nước ngoài để phát triển đất nước. Với sự phát triển và tự do hóa tài chính nhanh chóng, thị trường tài chính Việt Nam trở nên hội nhập với thị trường quốc tế hơn. Vì thế, chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt có thể khơng phù hợp với Việt Nam. Sự biến động cao vốn có trong tỷ giá hối đoái từ chế độ tỷ giá thả nổi không chỉ cản trở thương mại quốc tế mà cịn đưa nền kinh tế vào tình trạng rủi ro tỷ giá tăng cao. Tương tự như thế, tác giả cho rằng việc cố định tỷ giá hối đoái hoặc gán đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ duy nhất có thể khơng tồn tại được. Như các kết quả đã thể hiện, nền kinh tế sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc trong đồng tiền thứ ba.
Do sự ổn định tỷ giá hối đoái là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam, tác giả tin rằng việc neo tỷ giá hối đoái vào một rổ tiền tệ là rất đáng cân nhắc. Tuy nhiên, chỉ riêng nó thì không thể giúp Việt Nam cách ly khỏi các cú sốc kinh tế hoặc tài chính quốc tế. Như tác giả đã thể hiện, Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ mà cịn bị ảnh hưởng bởi chính giá trị đồng nội tệ của nó. Chế độ neo tỷ giá rất dễ bị tấn công bởi các nhà đầu cơ nếu sự chệch choạc (sự mất cân bằng) tiền tệ là nghiêm trọng. Vì thế, các nhà chính sách và các nhà tiền tệ cần thận trọng để tránh “sự chệch choạc” giữa các chính sách của họ và tỷ giá hối đối áp dụng. Nói cách khác, họ cần đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô phù hợp với sự ổn định của tỷ giá hối đoái.