1.3.2.1. Nhận thức đúng về vị trí, vai trị của NNL đối với sự phát triển của đất nước; về vai trò của quân đội tham gia đào tạo NNL dân sự cho đất nước
Từ nghiên cứu một số nước trên thế giới về việc sử dụng quân đội tham gia đào tạo NNL dân sự như Quân đội Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc… cho thấy để sử dụng quân đội tham gia đào tạo NNL dân sự, trước hết phải các nước này phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trị của NNL đối với sự phát triển của đất nước, về vai trò của quân đội đối với q trình này. Nhận thức đúng vị trí, vai trị của qn đội trong đào tạo và phát triển NNL của đất nước sẽ khắc phục được những quan điểm, tư tưởng không đúng về sử dụng quân đội tham gia đào tạo NNL dân sự;
đồng thời, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước tham gia đào tạo, phát triển NNL mà quân đội là một nguồn lực đặc biệt.
Nhận thức đúng về GDĐT; về vị trí, vài trị của NNL đối với sự phát triển của đất nước; về vai trò của quân đội tham gia đào tạo NNL cho đất nước là bài học kinh nghiệm quý trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, quân đội là một nguồn lực quan trọng tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Với hệ thống các nhà trường, viện nghiên cứu, các cơ sở dạy nghề, quân đội đã và đang tham gia có hiệu quả vào quá trình đào tạo NNL cho đất nước. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị về vai trị qn đội tham gia đào tạo NNL dân sự nhằm tạo sự đồng cao của tất cả các lực lượng, các cơ quan chức năng và toàn thể nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước.
1.3.2.2. Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước
Nhà nước có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển GDĐT của đất nước. Vai trò của Nhà nước đối với GDĐT được biểu hiện ở việc ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực của đất nước cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong đầu tư và phát triển GDĐT; trong đó, ngân sách Nhà nước giữ vai trị chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Do đó, khi quân đội được giao nhiệm vụ tham gia đào tạo NNL dân sự thì các CSĐT quân đội sẽ được Nhà nước hộ trợ thêm kinh phí hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả tham gia đào tạo NNL dân sự của quân đội.
Ở nước ta, quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước đã được Nhà nước cấp hỗ trợ ngân sách, nguồn từ chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để các CSĐT quân đội tham gia đào tạo NNL cho đất nước hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, sự quản lý của
Nhà nước nhằm đảm bảo nền giáo dục của đất nước được phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả cao.
1.3.2.3. Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để quân đội tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH,HĐH đất nước
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công về đào tạo và phát triển NNL của một số quốc gia trên thế giới là bài học về cơ chế, chính sách. Ở Mỹ, GDĐT được thực hiện theo cơ chế thị trường, Chính sách đầu tư của nhà nước mang tính hỗ trợ, tạo cơ chế mở để các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư. Các CSĐT tự cân đối thu chi, tự hạch toán. Ở Nga, Trung Quốc, nhà nước và quân đội đã thực hiện chính sách đãi ngộ đối với các chuyên gia ở trình độ cao để thu hút nhân tài và giữ chân các chuyên gia giỏi. Trung Quốc khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho đào tạo nghề theo cơ chế cổ phần, cơ chế tập đoàn, hợp tác trong và ngoài nước. Cho phép chuyển tài sản phi kinh doanh thành tài sản kinh doanh, cho phép chuyển hoá tài sản giáo dục thành tài sản hàng hố giáo dục. Thực hiện chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên vay với lãi suất thấp.
Vì vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục, nhất là cơ chế, chính sách về xã hội hố giáo dục trên cả ba phương diện. Đó là, động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trị giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Đối với quân đội, Nhà nước và cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng, kiện toàn và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước như: cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CSĐT về chất lượng đào tạo, tài chính, tài sản …; cơ chế phối kết hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề và các cơ quan khác liên quan nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động GDĐT, bảo đảm sự thống nhất về nội dung, chương trình đào tạo.
1.3.2.4. Quy hoạch hệ thống nhà trường quân đội phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới
Trước sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của thế giới cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, q trình tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và của sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới của nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ phục vụ CNH,HĐH. Kinh nghiệm cho thấy việc quy hoạch, phát triển hệ thống nhà trường quân đội ta cần thực hiện tốt một số nội dung như: Tổ hợp các trường nhỏ và chuyên biệt hơn thành một trường quy mô mang tính tổng hợp như những trung tâm lớn vừa cho phép thu gọn đầu mối, tránh sự cồng kềnh, trùng chéo chức năng và tiện cho chỉ đạo trong quản lý quá trình GDĐT. Ưu tiên các nguồn lực cho việc xây dựng nhà trường, thực hiện phương châm nhà trường phải đi trước một bước. Quy hoạch hệ thống nhà trường phải đảm bảo được mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tham gia có hiệu quả vào q trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức hệ thống nhà trường quân đội theo hướng bố trí rộng khắp trên các vùng lãnh thổ; hệ thống các trường chân rết ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đảm bảo nhiệm vụ GDĐT được rộng khắp vừa không dồn về thành phố với mật độ lớn vừa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình để tham gia đào tạo NNL cho đất nước ở những nơi mà hệ thống các nhà trường dân sự chưa có được. Tổ hợp các nhà trường có cùng chuyên ngành hoặc các chuyên ngành đào tạo gắn chặt với nền kinh tế quốc dân, phát huy tính lưỡng dụng của các nhà trường quân đội để tham gia đào tạo NNL cho đất nước.
1.3.2.5. Quan tâm, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội và đất nước
Đội ngũ nhà giáo và hệ thống cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL cho quân đội và đất nước ở các CSĐT quân đội. Nghiên cứu kinh nghiệm của quân đội các nước,
nhất là Quân đội Nga cho thấy ĐNNG và hệ thống cơ sở vật chất đã được Nhà nước và quân đội quan tâm, đầu tư đúng mức.
Từ những nghiên cứu và phân tích trên rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước của quân đội là phải xây dựng, kiện toàn và phát triển ĐNNG quân đội có chất lượng cao với cơ cấu và số lượng hợp lý. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với ĐNNG, nhất là những người tài giỏi, chuyên gia đầu ngành và thực hiện thu hút những người giỏi ở ngồi vào cơng tác và làm việc trong các nhà trường quân đội như Quân đội Nga và Trung Quốc. Quan tâm, đầu tư và hiện đại hoá cơ sở vật chất bảo đảm tốt cho quá trình dạy và học. Tuy nhiên, quá trình đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất cần có trọng tâm, trọng điểm theo hướng ưu tiên những CSĐT mới mở rộng, nâng cấp; những CSĐT được quy hoạch phát triển trở thành trường trọng điểm của quốc gia và khu vực.
1.3.2.6. Tăng cường liên kết đào tạo nguồn nhân lực dân sự giữa các nhà trường quân đội với các nhà trường dân sự và hợp tác quốc tế
Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số quân đội trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc cho thấy quân đội các nước đều chú ý đến vấn đề hợp tác và liên kết đào tạo; qua đó, nền giáo dục các nước được tiếp cận những kinh nghiệm, nội dung, phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; trong đó, Quân đội Trung Quốc đã thực hiện tốt vấn đề này.
Vì vậy, các CSĐT quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước cần tăng cường hợp tác liên kết đào tạo NNL dân sự, nhất là việc hợp tác, liên kết đào tạo NNL với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội. Qua hợp tác, các CSĐT quân đội có điều kiện để nâng cao khả năng, năng lực thực hành của học viên, sử dụng đội ngũ những chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để tham gia giảng dạy và tiếp nhận được sự hỗ
trợ về nguồn tài chính, về cơ sở vật chất … góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL quân sự và dân sự.
1.3.2.7. Giải quyết đúng mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo nghề
Từ những nghiên cứu và phân tích về kinh nghiệm của một số quân đội trên thế giới trong tham gia đào tạo và phát triển NNL; nhất là Nga và Trung Quốc, Nhật Bản đã nhận thấy các quốc gia này đều kết hợp hài hoà và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL chất lượng cao với đào tạo nghề.
Với Việt Nam, con đường CNH,HĐH được thực hiện bằng sự phát triển rút ngắn thời gian nhưng khơng bỏ qua những vấn đề có tính quy luật chung. Kết hợp chặt chẽ giữa cơng nghiệp hố với hiện đại hoá để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tuần tự và nhảy vọt trong q trình phát triển. Theo đó, NNL cũng phải đáp ứng được yêu cầu cả cơng nghiệp hố và hiện đại hoá. Giải quyết đúng mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hố đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, chú trọng đào tạo nghề cho nơng dân và các đối tượng chính sách xã hội nhằm tạo sự phát triển NNL toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Vì vậy, quân đội cần khai thác và sử dụng tiềm năng thế mạnh của mình, nhất là năng lực đào tạo hiện có để tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước với các trình độ đào tạo khác nhau từ NNL chất lượng cao đến đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước hiện nay.
Kết luận chương 1
Giáo dục và đào tạo cung cấp NNL có chất lượng, là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, nâng cao chất lượng NNL thơng qua đào tạo được coi là khâu đột phá để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Thực hiện quan điểm của Đảng về xã hội hoá GDĐT, quân đội được Chính phủ giao nhiệm vụ tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước. Q trình này vừa góp phần giữ vững năng lực đào tạo ở các CSĐT quân đội vừa góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL của đất nước. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, nhất là về điều kiện và năng lực đào tạo hiện có ở các CSĐT là một nguồn lực cần được khai thác và sử dụng có hiệu quả trong tham gia đào tạo NNL cho đất nước. Quân đội tham gia đào tạo NNL cho đất nước vừa góp phần giữ vững năng lực đào tạo ở các CSĐT quân đội vừa góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL của đất nước.
Quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ đất nước được thực hiện với những nội dung phong phú đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trình độ đào tạo khác nhau cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng được một phần nhu cầu NNL của nền kinh tế góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
Tìm hiểu, nghiên cứu quân đội một số nước trên thế giới và khu vực tham gia đào tạo NNL dân sự cho đất nước nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong sử dụng quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước là việc làm cần thiết. Vận dụng những bài học kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cần phải có sự chọn lọc, phù hợp với năng lực đào tạo hiện có ở các CSĐT quân đội và nhu cầu thực tế NNL mà nền kinh tế đang đòi hỏi để quân đội tham gia.
Chương 2