Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá tác động của thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thể lên đáp ứng viêm và tình trạng phổi ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành (Trang 60 - 63)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Các biến số nghiên cứu

2.2.5.2. Cách thu thập các biến số

- Thu thập các thông số lâm sàng trước mổ:

+ Bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, được khám lâm sàng, làm bệnh án nghiên cứu, ghi lại các thông số: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI, các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch não, stent mạch vành, tiền sử gia đình có bệnh lý tim mạch).

+ Tính điểm ASA, NYHA, EuroSCORE 2

- Thu thập các thông số cận lâm sàng: lấy máu làm các xét nghiệm tại phòng xét nghiệm Bệnh viện Tim Hà Nội, với các máy được nội và ngoại kiểm.

+ Số lượng bạch cầu được lấy mẫu máu tĩnh mạch, chạy trên máy XT2000i của hãng Sysmex.

+ Xét nghiệm CRP và các xét nghiệm sinh hóa khác (ure, creatin, Troponin T hs, CPK, CPK MB, SGOT, SGPT) được lấy máu tĩnh mạch, đo nồng độ bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch trên máy sinh hóa tự động Cobas C502, C702 của hãng Roche.

+ Xét nghiệm PCT được lấy máu tĩnh mạch, đo nồng độ bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang “ECLIA” trên máy miễn dịch tự động Cobas E601 của hãng Roche.

+ Xét nghiệm IL-6 được lấy máu tĩnh mạch, đo nồng độ bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang “ECLIA” trên máy sinh hóa tự động Cobas E601 của hãng Roche. Các mẫu IL-6 sẽ được ly tâm tách huyết tương, bảo quản ở tủ âm 300 và được làm xét nghiệm trong vịng 3 tháng.

+ Khí máu động mạch đo pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, lactat được lấy máu động mạch và làm trên máy B221 của hãng Roche.

- Thu thập các các thông số cơ học phổi: đo và ghi lại các thông số trên máy thở Evita 4 của hãng Drager. Bệnh nhân được dùng giãn cơ, hút sạch đờm dãi, thở máy kiểm sốt thể tích. Giữ nút inspiratory hold trong 3 giây và ghi lại các thơng số trên màn hình. Tại mỗi thời điểm nghiên cứu, các thông số về cơ học phổi được đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 60 giây, sau đó lấy giá trị trung bình làm đại diện cho chỉ số tại thời điểm nghiên cứu. + Áp lực cao nguyên (Pplateau): Được đo trên máy thở ở cuối thì thở vào khi bệnh nhân thở hoàn toàn theo máy bằng cách tạm dừng 0,5-2 giây khi kết thúc thì thở vào. Tiến hành đo 3 lần liên tiếp sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Độ giãn nở phổi tĩnh (Compliancestatic): Được đo trên máy thở ở cuối thì thở vào, trong điều kiện bệnh nhân khơng có nhịp tự thở, tương tự như khi đo áp lực cao nguyên. Tiến hành đo 3 lần liên tiếp sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Sức cản đường thở (resistance) được đo trên máy thở ở cuối thì thở vào, trong điều kiện bệnh nhân khơng có nhịp tự thở, tương tự như khi đo áp lực cao nguyên. Tiến hành đo 3 lần liên tiếp sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Áp lực đỉnh đường thở (PIP): Được theo dõi liên tục trên máy thở và ghi lại ở các thời điểm nghiên cứu.

+ Áp lực trung bình đường thở (P mean): Được theo dõi liên tục trên máy thở và ghi lại ở các thời điểm nghiên cứu.

- Xquang phổi: do các bác sĩ chẩn đốn hình ảnh đọc, tìm các dấu hiệu bất thường trên Xquang: phù phổi, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.

- Siêu âm tim: do bác sĩ tim mạch thực hiện trên máy siêu âm Aloka Alpha 6, đo các thông số EF, Dd, Ds, áp lực động mạch phổi tâm thu.

+ Trong quá trình phẫu thuật: bệnh nhân được thu thập các số liệu về thời gian chạy máy THNCT, thời gian cặp động mạch chủ.

+ Tại khoa hồi sức ngoại: Bệnh nhân được theo dõi thường quy theo quy trình khoa hồi sức và thu thập các thông số lâm sàng bao gồm: thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, số lượng máu mất qua dẫn lưu/24 giờ đầu sau phẫu thuật, số lượng máu được truyền, liều thuốc trợ tim, vận mạch, các biến chứng phổi, biến chứng khác và tử vong nếu có.

+ Chỉ số thuốc trợ tim, vận mạch (vasoactive-inotropic score VIS) được tính theo cơng thức:

VIS = [(dobutamin + dopamin) + 100 x (noradrenalin + adrenalin)] (µg/kg/ph) + Tại các khoa điều trị sau hồi sức ngoại: Bệnh nhân được thu thập số liệu về các biến chứng phổi, các biến chứng khác và thời gian nằm viện.

2.2.5.3. Thời điểm lấy mẫu

- Các xét nghiệm khí máu, lactate được làm tại các tại thời điểm

1) Trước phẫu thuật

2) Ngay trước khi chạy máy THNCT

3) Ngay sau khi đóng ngực (khi đã ngừng máy THNCT); 4) Ngay khi về khoa hồi sức ngoại

- Mẫu xét nghiệm IL-6 được thu thập ở các thời điểm 1) Trước khi phẫu thuật

2) Sau khi ngừng máy THNCT 6h 3) Sau phẫu thuật 24 giờ

4) Ngày 2 sau mổ 5) Ngày 3 sau mổ

1) Trước phẫu thuật 2) Ngày 1 sau phẫu thuật 3) Ngày 2 sau phẫu thuật

- Mẫu xét nghiệm CRP được lấy ở các thời điểm 1)Trước khi phẫu thuật

2) Sau khi ngừng máy THNCT 6h

3) Sau phẫu thuật 24 giờ, sau đó lấy mẫu 1 lần/ngày đến ngày 7 sau mổ - Ngoài ra các xét nghiệm sinh hóa khác (ure, creat, GOT, GPT, Billirubin toàn phần và trực tiếp) được lấy vào các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 6 giờ và 24h.

- Các thông số cơ học phổi được đo ở các thời điểm: 1) Trước khi mở ngực (chưa chạy máy THNCT) 2) Sau khi đóng da (sau khi ngừng máy THNCT)

- Siêu âm tim đánh được làm trước khi phẫu thuật và trước bệnh nhân ra viện.

- Xquang tim phổi thẳng được chụp ở các thời điểm: 1) Trước phẫu thuật

2) Ngay sau khi về hồi sức 3) Ngày 1 sau mổ.

- Thu thập các thông số về kết cục lâm sàng được thực hiện trong suốt thời gian bệnh nhân nằm viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá tác động của thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thể lên đáp ứng viêm và tình trạng phổi ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)