a) Các cơ sở dịch vụ cho du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
- Khu dịch vụ trung tâm tại cổng Vườn quốc gia: Đây là nơi đón tiếp khách
du lịch, bán vé vào cổng và cũng là nơi tổ chức hướng dẫn các đoàn khách đến các
điểm tham quan và các tuyến du lịch. Ngay tại trung tâm du khách có thể đến tham quan Vườn thực vật, trung tâm cứu hộ các lồi Linh trưởng, Rùa, khu ni sinh sản một số loài động vật hoang dã và Bảo tàng động thực vật Vườn quốc gia. Khu nhà
khách Vườn quốc gia sẽ đón tiếp các du khách có nhu cầu nghỉ lại và phục vụ ăn
uống tại cửa hàng tuy sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng và phong phú.
- Khu du lịch Hồ Mạc: Khu du lịch mới được xây dựng vài năm gần đây, cơ
sở hạ tầng phát triển chưa đầy đủ. Ưu điểm nổi trội ở đây là khơng gian và cảnh quan đẹp, có hồ nước và những điều kiện lý tưởng để xây dựng một trung tâm du lịch sinh thái và vui chơi giải trí sau này.
- Khu trung tâm Bống: Nằm cách trung tâm hành chính Vườn quốc gia
khoảng 20 km, bản Bống là địa điểm nằm giữa Vườn quốc gia và cũng là trung tâm của Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Hàng chục năm nay, khu du lịch Bống là điểm đến của hầu hết các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước. Tại đây du khách sẽ đến thăm quan các cây cổ thụ: Cây Chò ngàn năm, cây Sấu và có thể đến đỉnh Mây Bạc, đỉnh Kim Giao. Trên đường đi khách có thể thăm Động người xưa, cây Đăng, cây Vù hương...
b) Các điểm du lịch nổi bật tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Các quần thể thắng cảnh và di tích lịch sử tại Vườn quốc gia hiện nay đã được khai thác cho mục đích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái bao gồm:
* Hệ thống hang động và các khu di chỉ khảo cổ:
Vùng núi đá vơi Cúc Phương có rất nhiều hang động, đã phát hiện ra một số hang nhưng trong đó có hai hang nổi tiếng đồng thời cũng là khu di chỉ khảo cổ.
51
- Động Người xưa: Phát hiện năm 1966 nằm giữa khu rừng ngun sinh trên
đường vào xóm Bống.
- Đơng Con Moong: Đã được phát hiện vào năm 1976, đã chứng minh niên đại phát triển văn hóa thời đại đồ đá ở Việt Nam.
- Hóa thạch động vật có xương sống cách đây khoảng 230 triệu năm.
- Ngồi ra cịn có các động khác như động Phò Mã Giáng, động Trăng Khuyết, động Thủy Tiên. Nội dung chi tiết trình bày ở phần Du lịch sinh thái.
* Các cảnh quan, sông suối:
- Khu vực thung lũng sông Bưởi, sông Ngang. Trung tâm của Thạch Lâm là hợp lưu của hai dịng sơng Bưởi, Sơng Ngang điển hình là thác Giao Thủy, đây là nơi dịng sơng uốn lượn quanh những dãy núi đá vôi trông rất ngoạn mục. Từ Thạch Lâm du khách có thể thuê chiếc mảng bằng bương chèo xuôi dịng đến thơn Nghéo rồi
quay trở lại. Trong tương lai, tại đây sẽ mở một khu du lịch.
- Thác nước: Cúc Phương có nhiều suối và thác nước theo mùa, một số dòng
suối nằm rải rác dọc sông Bưởi, đây cũng là một tiềm năng du lịch to lớn.
- Đỉnh núi cao: Đỉnh Mây Bạc nằm gần trung tâm của Vườn quốc gia, đây là
đỉnh cao nhất của Cúc Phương. Ngồi ra cịn có đỉnh Kim giao nơi có những cây Kim giao cổ thụ sinh sống. Những nơi này rất hấp dẫn với loại hình du lịch thám hiểm.
* Khu rừng nguyên sinh với các cây cổ thụ
Vườn quốc gia có hàng trăm thung lũng núi đá sâu với những khu rừng nguyên sinh và những cây cổ thụ.
Từ Quèn Đang trở vào, chúng ta đã bước vào trung tâm Vườn quốc gia ở đây có thể đến thăm một số cây cổ thụ.
- Cây Chò ngàn năm đã được ví như một biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc
Phương, nằm ở trung tâm Bống, đi về phía sơng Bưởi ta có thể đến thăm cây Sấu cổ thụ với hệ thống bành vè, rộng và cao 2-3 m. Gần đây 2 cây Đăng cổ thụ cũng đã
52
được phát hiện, đường kính rất lớn và đẹp, nhưng để đến được cần mở đường mòn nhỏ để du khách đi dễ dàng.
* Địa điểm bảo tồn động thực vật
- Đến Cúc Phương các du khách cịn có thể đến thăm Vườn thực vật, nơi nuôi thả Hươu, Nai bán hoang dã, Trung tâm cứu hộ các loài Linh trưởng và Rùa. Đây cũng là nơi học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và các nhà khoa học trong và ngoài nước.
* Các điểm du lịch trong vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương
- Hồ Yên Quang: Nằm dọc theo đường biên giới phía Đơng Bắc của Vườn quốc gia thuộc vùng đệm, bao gồm 4 hồ rộng 100 ha và kéo dài gần 6 km, hồ có cảnh quan rất đẹp vì dựa vào vùng núi đá vôi. Mùa Đông những đàn chim trú đông về đây sinh sống. Bởi vậy hồ khơng những có giá trị về mặt du lịch mà cịn có giá trị nghiên cứu khoa học.
- Đền chùa: Ngoại vi Vườn quốc gia Cúc Phương có chùa Hang, đền Quèn Thạch, đền Mống. Đây là nơi thờ cúng linh thiêng, người dân địa phương và các du khách thường đến đây thờ cúng tỏ lịng thành kính.
c) Các loại hình du lịch sinh thái
Tại Vườn quốc gia Cúc Phương có các loại hình du lịch sinh thái chủ yếu bao gồm:
- Thăm quan học tập, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh học, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia và các di tích khảo cổ.
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thư giãn kết hợp thăm quan ngắm cảnh thiên nhiên trong những ngày nghỉ cuối tuần.
- Du lịch sinh thái thể thao mạo hiểm leo núi, đi bộ trong rừng, bơi thuyền trên sông kết hợp ngắm cảnh thiên nhiên.
- Du lịch sinh thái vui chơi giải trí và giao lưu văn hóa với các dân tộc sống trong Vườn quốc gia.
53
- Sản phẩm du lịch chính bao gồm các điểm du lịch và tuyến du lịch, các giá
trị đặc sắc của đa dạng sinh học, các sản phẩm văn hóa, khoa học ẩm thực sẽ thu hút nhiều khách du lịch.
- Thị trường khách du lịch hướng tới chủ yếu từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận bao gồm học sinh, sinh viên và cán bộ nghỉ ngơi dịp cuối tuần.
- Khách nước ngồi gồm những người u thích thiên nhiên, khám phá và các nhà nghiên cứu khoa học đến nghiên cứu về hệ sinh thái động thực vật của Vườn quốc gia.
Sự gia tăng lượng khách du lịch đòi hỏi hệ thống đường được mở rộng đi lại thuận tiện: Đường từ Nho Quan vào Vườn quốc gia đang chuẩn bị thi công, đường ơ tơ từ Bái Đính đi thẳng vào Cúc Phương do Cơng ty Xn Trường làm đã hồn thành, đường Hồ Chí Minh đi qua Cúc Phương, khu du lịch Hồ Mạc sẽ được mở rộng... Các dịch vụ du lịch ngày càng được mở rộng, đa dạng và phong phú sẽ ngày cang thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương.
54
d) Hiện trạng khách du lịch
Trong năm 2011 Vườn quốc gia Cúc Phương hàng năm vẫn phục vụ tốt nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ ngơi của du khách trong nước và Quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên số lượng khách đến tham quan Vườn không tăng so với năm 2010. Thống kê năm 2011, Vườn đã tổ chức đón tiếp 69.850 lượt khách. Trong đó: Khách quốc tế 9.400 lượt người; khách trong nước 60.450 lượt người. Tổng doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng. Đến năm 2012, Vườn đã tổ chức đón tiếp 67.568 lượt khách (giảm 4,3%). Trong đó: Khách quốc tế 9.100 lượt người; khách trong nước 58.468 lượt người. Tổng doanh thu đạt gần 3,3 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2011.
Các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên được chú trọng. Ban quản lý Vườn thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho khách đến tham quan và nghỉ ngơi tại Vườn thông qua đội ngũ hướng dẫn viên và triển khai Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn tại các trường học và thôn bản tiếp giáp với Vườn.
Bảng 3.6: Thống kê số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong hai năm 2011-2012 Lượt khách
tham quan Khách nội địa Khách quốc tế Doanh thu Nộp Ngân sách Nhà nước
69.850 60.450 9.400 3.345.109.320 334.510.932
67.568 58.468 9.100 3.268.319.667 455.249.966
55
3.3. Phân tích SWOT - AHP xác định các giải pháp ưu tiên tổ chức, quản lý du
lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia
3.3.1. Phân tích SWOT
a) Phân tích những thuận lợi và hạn chế cơ bản về quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia
* Vườn quốc gia Xuân Thủy
(i) Những thuận lợi
- Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thủy rất phong phú.Đội ngũ cán bộ công chức của Vườn đã có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.Sự quan tâm của các cấp các ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng quốc tế đối với sự nhiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thủy ngày càng sâu sát và rất hiệu quả.
- Ưu thế đặc biệt của một vùng đất mở ở cửa con sông lớn nhất miền Bắc đã
tạo nên Vườn quốc gia Xuân Thủy giàu có về đa dạng sinh học,tươi đẹp về cảnh quan và trù phú về kinh tế. Sau trên nhiều năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên,đội ngũ cán bộ của Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong nước và quốc tế.Tạo ra sự hậu thuẫn rất đắc lực cho quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Vườn. Nếu quy hoạch và tổ chức thực thi tốt, mơ hình quản lý bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, đáp ứng được cả nhu cầu của hiện tại và tương lai.
- Quảng bá du lịch: Có thể nói quảng bá du lịch là một phương thức quan trọng để thu hút khách đến với Vườn quốc gia Xuân Thủy. Trước đây do điều kiện về giao thông, thông tin liên lạc còn hạn chế nên hoạt động du lịch ở đây chỉ được biết đến một cách gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế đến làm việc và qua một số phương tiện truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền quảng cáo không cao.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hoạt động này đã nhận được sự quan tâm
của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi khách đến Vườn. Nhiều cuốn phim, tờ gấp, Website… giới thiệu về tiềm năng du lịch của
56
Vườn quốc gia Xuân Thủy đã đến với du khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên Website của mình. Do vậy muốn thu hút khách, việc quảng bá tuyên truyền cần được tiếp tục quan tâm nhiều hơn.
- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch: Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của du khách. Tuy nhiên, số lượng phòng nghỉ còn hạn chế, phòng ăn còn chưa đủ tiện nghi nên vào mùa du lịch có đơng khách việc phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, Ban du lịch của Vườn quốc gia đang trong quá trình hình thành và phát triển, các phương tiện phục vụ cho hoạt động du lịch đang dần được trang bị đầy đủ và tiện nghi hơn.
Hiện nay, tối đa phòng khách chỉ phục vụ được 8 khách (VIP)/lượt và 10-15 khách nghỉ tại phịng trung bình. Vào mùa du lịch, khi số lượng khách đông Vườn quốc gia sẽ bố trí thêm các phịng nhân viên cho khách nghỉ.
Phòng ăn của Vườn quốc gia chỉ phục vụ được 30-40 khách/lượt và mới chỉ có một người chuyên nấu ăn kiêm luôn phục vụ, vào những ngày đông khách, nhân viên của Vườn quốc gia sẽ kiêm nghiệm ln cơng việc đón tiếp phục vụ khách. Trong năm vài năm trở lại đây Vườn quốc gia đã xây dựng hoàn thiện xong một phần khu dịch vụ du lịch, quy mô phục vụ sẽ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của các đoàn khách lớn hơn.
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch: Đối với việc phát triển du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên thì sự tham gia của cộng đồng đóng vai trị rất quan trọng. Nằm trong quy luật chung đó, cộng đồng vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nơi đây.
Từ năm 2005-2007, Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD) đã triển khai dự án xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng cho Hội phụ nữ xã Giao Xuân. Đến nay đã có 15 hộ tham gia cung cấp nhà nghỉ. Trên 100 người tham gia cung cấp các dịch vụ khác như: đi lại, ăn uống, bán hàng, văn nghệ… Mơ hình đã được xây dựng tương đối hồn chỉnh và đã đón được trên 1000 khách đến thăm, trong đó có khoảng 25% là khách quốc tế. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
57
trong mơ hình du lịch nói trên đã góp phần triển khai tồn diện và hiệu quả Chương trình phát triển du lịch sinh thái tại Khu Ramsar, Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến đây là sự thân thiện, mến khách của người dân. Đây chính là điều tạo ấn tượng ngay từ phút đầu đối với du khách, làm cho du khách có cảm giác gần gũi, thân quen. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban quản lý Vườn quốc gia và các tổ chức phi chính phủ như: Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC), Birdlife International, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC). Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD), Chương trình liên minh đất ngập nước quốc tế ( WAP),... Vườn quốc gia Xuân Thủy đã phối hợp với các NGO tổ chức các chương trình giáo dục mơi trường, các đợt sinh hoạt văn hố, văn nghệ, tham quan bảo tàng động thực vật rừng ngập mặn cho học sinh khá giỏi các trường Trung học phổ thông cơ sở miền biển, đồng thời ấn hành nhiều sản phẩm truyền thông về tuyên truyền giáo dục môi trường để giảng dạy ngoại khoá trong các Trường học phổ thông ở vùng đệm,… Nhờ có những hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường mà nhận thức của người dân ở đây về môi trường, về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rõ rệt. Đó là tiền đề quan trọng khơng chỉ cho công tác bảo tồn thiên nhiên mà cũng phục vụ tốt cho mục tiêu cho phát triển du lịch sinh thái hiệu quả ở Khu Ramsar Xuân Thủy.
(ii) Những khó khăn và tồn tại cơ bản
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu: Cơ sở vật chất của Khu bảo tồn
Xuân Thủy được xây dựng từ năm 1992 bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng,không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ đa chức năng cuả một Vườn quốc gia.Đường giao thơng thuỷ bộ cịn hoang sơ & kém chất lượng nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động Du lịch sinh thái hầu như chưa có gì.Trang thiết bị phục vụ cơng tác quản lý bảo tồn thiên nhiên rất thiếu thốn và lạc hậu.
58
- Năng lực của đội ngũ cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ: còn thiếu các chuyên gia và các kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu