Hình 3.5. Tế bào hắc tố thượng bì bớt Ota trước chiếu Laser: 1: nhân; 2: bào tương; 3: melanosomes (TEM x 2.500, thước 2,0 μm) [ BN mã TT15009176]
Hình 3.6. Tổn thương TBHT ngay sau chiếu Laser: 1: “vùng mất cấu trúc” ở bào tương và nhân; 2: nhân; 3: melanosome (TEM x 3.000, thước đo 2,0 μm). [BN mã TT14052882]
- Ngay sau chiếu Laser: tế bào hắc tố tổn thương rõ rệt với biểu hiện: + Màng tế bào: giãn, thậm chí có trường hợp “vỡ” màng tế bào
+ Bào tương: có các “vùng mất cấu trúc”trong bào tương.
+ Nhân: có các “vùng mất cấu trúc” trong nhân tế bào, một số tiêu bản có thể quan sát thấy tổn thương màng nhân nhưng không thấy tổn thương hạt nhân. + Riboxom, ty thể sưng, giãn nở lưới nội chất, khoảng gian bào giãn rộng
Đặc biệt tổn thương melanosome rõ nét với hình ảnh „hốc hóa” (hình 3.6).
- Sau 4 lần chiếu Laser:
+ 1, 2 tháng sau 4 lần chiếu Laser: Tế bào hắc tố trong giai đoạn hồi phục. Các thành phần của tế bào như lưới nội chất, phức bộ Golgi đã phát triển trở lại. Các melanosome trong tế bào hắc tố đang trong q trình thối hóa với hình ảnh là các “hốc hóa” giảm đậm độ điện tử, đã có các melanosome ở các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện bên cạnh những melanosome vẫn đang thối hóa cho thấy sự tổng hợp melanosome đã diễn ra (hình 3.7).
1 1
3 2
3 2
+ 3, 4 tháng sau 4 lần chiếu Laser: Tế bào hắc tố gần như bình thường, thành phần của tế bào như lưới nội chất, phức bộ Golgi quan sát rõ dưới kính hiển vi điện tử cho thấy tế bào hắc tố đã phục hồi cả về cấu trúc và chức năng. Melanosome đã phát triển đầy đủ trở lại trong các tế bào hắc tố.
Hình 3.7. TBHT sau Laser 4 lần Hình 3.8. TBHT sau Laser 8 lần
Hình 3.7. TBHT 2 tháng sau chiếu Laser 4 lần đang hồi phục: 1. Melanosome đang
hình thành; 2. Melanosome đang tổn thương; 3: nhân tế bào (TEM x 6.000, thước đo 1,0 μm). [ BN mã TT15009176].
Hình 3.8. TBHT 6 tháng sau chiếu Laser 8 lần, gần như bình thường với các giai đoạn phát triển của melanosome: 2: gđ II; 3: gđ III; 4: gđ IV; 1: nhân tế bào (TEM x 20.000, thước đo 200nm). [ BN mã TT15009176]
- Sau 8 lần chiếu Laser với kết quả rất tốt trên lâm sàng:
+ 2 tháng sau chiếu Laser, các tế bào hắc tố đang trong giai đoạn hồi phục, tương tự như diễn biến đối với sau 4 lầnchiếu Laser.
+ Thời điểm sau chiếu Laser 6, 12 tháng: Tế bào hắc tố gần như bình thường, những thành phần của tế bào như lưới nội chất, phức bộ Golgi phục hồi cả về cấu trúc và chức năng. Melanosome đã xuất hiện với các giai đoạn khác nhau trong tế bào hắc tố vùng thượng bì (hình 3.8).
+ Không quan sát được hiện tượng tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố trong các hình ảnh vi thể và siêu cấu trúc. Điều này cũng phù hợp với những diễn biến trên lâm sàng và cho thấy tính an toàn của biện pháp điều trị.
2 3 4 2 1 1 3
3.3.1.3. Cấu trúc vi thể, cấu trúc siêu vi thể tế bào tạo sừng
- Trước điều trị Laser: các tế bào tạo sừng hình thái bình thường (hình 3.9)
- Ngay sau chiếu Laser: tế bào sừng tổn thương
+ Khoảng gian bào giãn rộng, có các “vùng mất cấu trúc”.
+ Bào tương xuất hiện các “vùng mất cấu trúc”, thậm chí nhiều “vùng mất cấu trúc” to gây chèn ép, đẩy lệch nhân tế bào.
+ Riboxom, ty thể tổn thương với biểu hiện trương phồng hoặc “hốc hóa”. + Nhân tế bào: hiện tượng “hốc hóa” nhân hoặc tách màng nhân (hình 3.10). + Một số Desmosome giãn rộng hơn bình thường (hình 3.11).
Tuy nhiên những hình ảnh trên chỉ gặp ở một số vi trường và không phải xảy ra đồng thời ở một vùng quan sát. Tổn thương các tế bào tạo sừng của thượng bì là khá rõ nhưng khơng trầm trọngnhư tế bào hắc tố