Khi đặt một dung lượng bù Qbj vào nút j trong lưới điện, tổn thất cơng suất tổng có thể thay đổi một lượng δPj = ∆P1 - ∆P2. Trong đó ∆P1 và ∆P2 tương ứng là tổng tổn thất trước và sau khi đặt bù. Chi phí tổn thất giảm được trong một năm có thể tính theo biểu thức: ∆Cj = g.τ.δPj [đ/năm].
Trong đó : g - giá bán điện [đ/kWh]; τ - thời gian tổn thất công suất lớn nhất [h]. Trị số đạo hàm: βj = ∂∆Cj/∂Qbj được gọi là suất giảm chi phí tổn thất của thiết bị bù khi đặt vào nút j. Đơn vị tính của β là đ/kVar.năm. Có thể hiểu là khi đặt một đơn vị dung lượng bù vào nút j thì mỗi năm chi phí tổn thất giảm được βj đồng.
Trị số β > 0 thể hiện thiết bị bù có hiệu quả giảm tổn thất, ngược lại tổn thất bị tăng thêm. Suất giảm chi phí tổn thất của mỗi nút khơng phải là một con số cố định bởi nó phụ thuộc vào hiện trạng phân bố CSPK trên các nhánh. Tuy nhiên, khi tính
được suất giảm chi phí tổn thất cho mọi nút sẽ có cơ sở để đánh giá về hiệu quả bù
trong lưới điện đang xét:
- Nếu mọi nút đều có β âm hoặc chỉ có một số ít nút với β dương và nhỏ thì nhu cầu
đặt bù trong lưới này khơng có. Khơng nên đặt vấn đề bù kinh tế.
- Các nút có trị số β dương và càng lớn thì hiệu quả đặt bù càng cao;
- Nút bù chỉ có hiệu quả kinh tế khi thời gian thu hồi vốn nhỏ hơn trị số đã chọn (với thiết bị bù thường chọn Tđm = 2-3 năm). Có thể tính thời gian thu hồi vốn khi
đặt thiết bị bù vào nút j theo cơng thức: Tthj = k0/βj [năm].
Trong đó k0 - là suất vốn đầu tư cho thiết bị bù (tính bằng đ/kVar).
Khi đặt bù ở nhiều nút, hiệu quả bù ảnh hưởng lẫn nhau bởi phân bố CSPK
thay đổi. Khi tăng dung lượng bù tại mỗi nút, hiệu quả bù cũng giảm dần.