VI. Nucleic acid
6. Sự hình thành giao tử ở người:
6.1. Sự phát sinh tinh trùng:
Các tế bào sinh tinh phải trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm ở giai đoạn mà tế bào có tên là tinh nguyên bào. Hai lần phân bào sau cùng của quá trình tạo giao tử là giảm phân. Bắt đầu từ khi nam giới tới tuổi dậy thì thì các tinh bào bước vào giảm phân. Hiện tượng này xảy ra liên tục ở cá thể từ tuổi dậy thì cho đến lúc chết.
Sau nhiều lần phân bào, tinh nguyên bào ngừng phân chia, tăng kích thước và được gọi là tinh bào I.
Tinh bào I vào giảm nhiễm I để tạo nên hai tinh bào II. Mỗi tinh bào II vào giảm nhiễm II. Mỗi tinh bào II vào giảm nhiễm II để tạo ra 4 tinh tử đơn bội. Các tinh tử sẽ phát triển thành tinh trùng có các ti thể dồn lại tập trung quanh cổ tinh trùng phục vụ cho sự vận động sau này của tinh trùng.
Điều đáng chú ý là cả 4 tinh tử đều tồn tại và chuyển thành tinh trùng.
6.2. Sự phát sinh trứng
Ở người cũng như động vật có vú nói chung, sự phát sinh trứng khác với sự phát sinh tinh trùng.
Các tế bào sinh trứng ( trứng ở đây là noãn cầu) phải trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm, ở giai đoạn này chúng có tên là noãn nguyên bào. Hai lần phân bào sau cùng của q trình tạo nỗn cầu là giảm phân.
Sau nhiều lần phân bào, noãn nguyên bào ngừng phân chia, tăng kích thước để trở thành nỗn bào I. Nỗn bào I đã được hình thành từ giai đoạn phơi muộn, khoảng tháng thứ năm từ sau hợp tử hình thành, sau giai đoạn thể kép (diploten) của kỳ đầu I., tế bào bước vào giai đoạn mà NST có hình cái chổi lơng và được gọi là giai đoạn thể lưới. Tế bào bị hoãn ở giai đoạn này trong nhiều năm. Sau khi được sinh ra, phần lớn noãn bào bị thối hóa. Sau tuổi dậy thì nỗn bào bắt đầu phát triển, kết thúc lần phân bào giảm nhiểm I và bước vào kỳ xen kẽ và kỳ giữa II, và lúc này chính là lúc trứng “rụng” và sự giảm phân chỉ kết thúc sau khi đã thụ tinh. Sau giảm nhiễm I, và khi đã vào kỳ giữa II thì “trứng” có thể rụng để sẵn sàng đón tinh trùng. Trứng lúc này gồm có một noãn bào II và một cực cầu I và quá trình giảm nhiễm sẽ kết thúc (tức là lúc nỗn bào II cho noãn cầu và một cực cầu II, noãn cầu I cho hai noãn cầu II) khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng.
Ở người mỗi tháng “ trứng “ rụng một lần, lần đầu tiên xung quanh tuổi 13 và lần cuối cùng xung quanh tuổi 50.
Sự kết thúc lần phân bào I cho hai tế bào: một là noãn bào I, một là cực cầu I. Cả hai tế bào đều bước vào lần phân bào II, noãn bào II cho hai tế bào: một là nõan cầu và một là cực cầu II, cực cầu I cho hai cực cầu II.
Kết quả sau hai lần phân bào được 4 tế bào đơn bội nhưng chỉ một là phát triển được thành noãn cầu thành thục tức trứng, mang đầy đủ nguyên liệu bào tương cần dùng cho sự thụ tinh mà thôi. Ba tế bào kia, các cực cầu thì hầu như khơng có bào tương.
Như vậy là giữa nam và nữ, sự phân bào giảm nhiễm có những điểm khác căn bản. Ở nam, sự phân chia để tạo tinh là liên tục kể từ khi bắt đầu cho đến khi cá thể chết và tất cả các tế bào sinh ra đều đi đến tinh trùng thuần thục và sự thuần thục là không cần đợi đến lúc thụ tinh.
Ở nữ, sự phân chia để tạo nỗn vừa khơng nhiều bằng tạo tinh, vừa dừng lại từ trong phơi. Q trình giảm phân thì bị gián đoạn ở cuối kỳ đầu I để lại tiếp tục hàng mươi, mười lăm năm sau, và để kết thúc hồn tồn thì phải có điều kiện là được thụ tinh.
Một điều khác nữa là noãn bào bị thối hóa nhiều chỉ có một số ít đi đến đích, mà trong số ít ấy chỉ có một phần tư là hình thành trứng, một đặc điểm đặc trưng của động vật có vú ni con non trong bụng mẹ.
Chương 7