Chương 3: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bảo hiể my tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thời gian tới.
3.1 Định hướng chung phát triển BHYT khu vực phi chính thức ở Hà Nội 1 Định hướng của cả nước
3.1.1 Định hướng của cả nước
Luật Bảo Hiểm Y Tế đã được Quốc Hội nước Việt Nam thông qua tháng 11 năm 2008, hiệu lực từ 01/07/2009 là luật đầu tiên trong lĩnh vực này hướng đến
mục tiêu phổ cập chế độ bảo hiểm y tế và mục tiêu công bằng xã hội; luật này đã định ra mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.
Ngày 27/7/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó xác định cụ thể việc tham gia BHYT của từng nhóm đối tượng, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thực hiện lộ trình BHYT tồn dân trong việc đảm bảo quyền lợi người tham gia, phương thức quản lý và sử dụng quỹ BHYT, truyền thông về BHYT, tổ chức khám chữa bệnh và thanh tốn chi phí.
Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, XI đã xác định “Phát triển và nâng cao chất lượng BHYT, thực hiện BHYT đối với toàn dân”. Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực, ngày 07/9/2009 Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh cơng tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Nội dung Chỉ thị ghi rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong mở rộng bao phủ BHYT, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT tiến tới BHYT toàn dân.
Khi xã hội càng phát triển cuộc sống xã hội của con người càng đa dạng và phong phú, kèm theo đó rủi ro xã hội có chiều hướng gia tăng, do đó nhu cầu về bảo hiểm an tồn cho các cá nhân vì thế cũng tăng lên, đặc biệt là những người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Lao động trong khu vực này thường trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của họ còn lạc hậu, lao động thủ cơng là chính, năng suất lao động xã hội chưa cao. Do đó thu nhập của những người này thường thấp và chịu nhiều rủi ro như thiên tai, địch hoạ, tai nạn lao động. Chính vì vậy, tiếp cận tới mạng lưới an sinh xã hội thông qua việc tham gia vào các hình thức của BHYT là nhu cầu cấp bách đối với khu vực phi chính thức.
Tăng cường các biện pháp để phát triển nhanh đối tượng tham gia, tiến tới bảo hiểm y tế tồn dân. Là chính sách lớn, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội giúp cho người dân giảm gánh nặng tuổi già, khi ốm đau, thai sản, thất nghiệp, đảm bảo sức khỏe và đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy an tồn xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác này.
Cần chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả, hiệu lực trong công tác chỉ đạo điều hành; tham gia thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Giải quyết đầy đủ quyền lợi cho người thụ hưởng; thực hiện thu đủ, thu đúng, hạn chế tình trạng nợ đọng, thực hiện đúng pháp luật về bảo hiểm; đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ, quyền lợi cho người thụ hưởng được tốt hơn.
Năm 2012, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động, chủ sử dụng lao động và nhân dân hiểu rõ chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tự giác tham gia. Ngành cũng chú trọng hơn đến công tác kiểm tra nội bộ và phối hợp thanh tra liên ngành việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khởi kiện các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với số tiền lớn, thời gian kéo dài; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ thu nợ.