Phương pháp phân loại rác tại hộ gia đình

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 34 - 36)

3.1 .Dự báo tình hình phát sinh CTR trên địa bàn quận đến năm 2020

4.3. Phương pháp phân loại rác tại hộ gia đình

Có nhiều cách phân chia nhóm chất thải cần được phân loại. Đối với rác thải tại hộ gia đình, có thể được chia theo các cách sau:

- Chia thành 2 nhóm rác thải: rác thải hữu cơ (rác thải dễ phân hủy) và rác thải còn lại.

- Chia thành 3 nhóm rác thải: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái chế, tái sử dụng và rác thải còn lại.

- Chia thành 4 nhóm rác thải: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái chế, tái sử dụng, rác thải nguy hại và rác thại còn lại.

 Rác hữu cơ: là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng/dễ dàng phân hủy sinh học, bao gồm:

+ Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật: rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa, cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng..

+ Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật như: tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng, nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác sân vườn như cành cây…

+ Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được.

 Rác vơ cơ:là những chất thải khơng có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng thời gian rất dài, bao gồm:

+ Rác vô cơ không tái chế: là chất thải rắn vơ cơ khơng có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như giấy ăn đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc vỡ…), quần áo cũ, xĩ than, xương động vật, vỏ sị, vỏ trứng...

+ Rác vơ cơ có thể tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như vỏ hộp, chai, lọ, túi nhựa, chai nhựa, giấy báo, bìa carton, kim loại…

 Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn lây lan…có nguy cơ de dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. Đối với rác thải từ hộ gia đình, rác thải nguy hại có thể là: sơn, thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật), dầu nhớt, mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy rửa, pin, dung mơi, axít/kiềm, bóng đèn thải bỏ...

Tùy theo từng khu vực (khu vực đơ thị hay nơng thơn), tính chất và nguồn phát sinh rác thải, trình độ dân trí, điều kiện đầu tư trang thiết bị, quy mơ công nghệ xử lý rác sau phân loại…mà chúng ta có thể lựa chọn những phương thức phân chia theo nhóm rác thải khác nhau cho phù hợp với từng khu vực thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w