Sa i s ố tư ơn g đố i ( % )
Từ các hình cho thấy phương phát tính nội suy đường kính hạt từ biến số k075 có độ chính xác cao hơn so với phương pháp từ độ sâu điều chế M.
Bảng 3.2. Kết quả so sánh về hiệu quả đo của hai phương pháp M và k075
Kích thước hạt Sai số lớn nhất ở phương
pháp nội suy từ độ sâu điều chế M
Sai số lớn nhất ở phương pháp nội suy từ biến số k075
<3,5mm 6,92% 3,41%
3,5mm – 6 mm 2,35% 0,69%
Điều này cho thấy phương pháp tính đề ra đã nâng cao độ chính xác đo hơn so với phương pháp tính đề cập trước đó.
3.2. Triển khai, đánh giá thử nghiệm trong phịng thí nghiệm
Vấn đề thử nghiệm được tiến hành trên các mơ hình cụ thể: mơ hình giả lập và mơi trường thực tế khi sử dụng thiết bị đo mưa của Luận án. Các kịch bản đánh giá lần lượt tiến hành như sau:
- Các viên bi sắt hình cầu có đường kính biết trước (kịch bản đánh giá 1) - Các hạt lỏng do thả một lượng nước biết trước qua khoảng đo của thiết bị
(kịch bản đánh giá 2)
- Mơ hình giả lập trận mưa (kịch bản đánh giá 3).
Do khơng có thiết bị đo vận tốc hạt có độ chính xác cao để đối chứng nên ở đây chỉ đánh giá kích thước hạt.
3.2.1. Kịch bản đánh giá 1 thử nghiệm với viên bi sắt
Mơ hình kịch bản đánh giá
Thử nghiệm với các mẫu bi sắt có đường kính biết trước. Do điều kiện chưa tìm được mẫu bi chuẩn cỡ 0,5mm nên ở đây tác giả sử dụng các mẫu bi có cỡ từ 1 ÷ 10 mm. Bước thử nghiệm với các mẫu này sẽ tiến hành trước để đánh giá thơng số đo kích thước. Khi thử nghiệm với từng hạt mẫu chuẩn, những ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, nhiễu cao tần cũng sẽ được tạo ra bằng các thiết bị từ bên ngoài. Thước đo đánh giá ở kịch bản thử nghiệm một là tham số đánh giá như ở
mục 3.1.1. Mơ hình kịch bản một cũng tương tự như mơ hình so sánh hai phương pháp tính kích thước hạt hình 3.1.
Hạt mẫu có dải đo từ 1 ÷ 10 mm được chia ra làm hai tập: - Tập học
- Tập kiểm tra.
Hình 3.5. Hình ảnh viên bi mẫu có đường kính biết trước Bảng 3.3. Đường kính hạt chuẩn từ 1 ÷ 10 mm được đo bằng thước panme