7. Kết cấu luận văn
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.6.1. Nhân tố bên ngoài
* Hệ thống luật pháp, chính sách
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp đều phải được thành lập và hoạt động theo quy định của nhà nước. Nhà nước ban hành những cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bộ máy quản lý của các loại hình doanh nghiệp như sau:
- Cơng ty nhà nước có quy mơ lớn: Cơ cấu tổ chức phải bảo gồm: Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý giúp việc.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty và Kiểm soát viên, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý giúp việc
- Công ty cổ phần, cơ cấu bộ máy quản lý bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm duyệt, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý giúp việc.
- Các loại hình doanh nghiệp khác được quyền tự chủ trong việc quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Như vậy, tùy từng hình thức hoạt động mà cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp sẽ được cơ cấu khác nhau, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
* Môi trường kinh tế
Nền kinh tế có tác động nhất định đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phát triển, doanh nghiệp sẽ duy trì cơ cấu tổ chức theo hướng mở rộng hơn và phát triển hơn các thành viên trong bộ máy quản lý. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế gặp khó khăn, việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, doanh nghiệp buộc phải xem xét lại bộ máy quản lý cơ cấu tổ chức, thu hẹp lại bộ máy quản lý này, cắt giảm nhân sự, tinh gọn lại nhân sự để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động.
* Môi trường ngành
Môi trường ngành ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo hai mặt, đó là tính phức tạp và tính ổn định của mơi trường. Trong điều kiện môi trường phong phú về nguồn lực, đồng nhất, tập trung và ổn định, doanh nghiệp thường có cơ cấu cơ học, trong đó việc ra quyết định mang tính tập trung với những chỉ thị, nguyên tắc và thể lệ cứng rắn vẫn có thể mang lại hiệu lực và hiệu quả cao. Ngược lại tổ chức muốn thành công trong môi trường khan hiếm nguồn lực, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanh chóng thì phải xây dựng cơ cấu tổ chức sinh học với các mối quan hệ hữu cơ, nhanh chóng thích ứng được với các điều kiện môi trường.
* Công nghệ
Công nghệ được đo lường bởi: nhiệm vụ đa dạng phức tạp xảy ra. Nhiệm vụ đa dạng phức tạp cao và khả năng phân tích trước các vấn đề thấp thể hiện nhiều vấn đề khác thường đối với nhà quản trị, vì thế cơ cấu hữu cơ là thích hợp nhất cho điều kiện này. Nhiệm vụ đa dạng phức tạp thấp và khả năng phân tích trước các vấn đề cao cho phép nhà quản trị dựa vào những chương trình, thủ tục đã thiết kế để giải quyết vấn đề, vì thế cơ cấu thích hợp
là cơ cấu cơ giới. Có ba loại hình sản xuất đại diện cho ba loại cơng nghệ phân biệt theo hướng gia tăng mức độ phức tạp và khả năng phân tích trước các vấn đề. Loại đầu tiên, sản xuất đơn chiếc, mơ tả việc sản xuất mang tính đơn chiếc, loại hình này dựa trên kỹ năng của người cơng nhân nên cơ cấu thích hợp là cơ cấu hữu cơ. Loại thứ hai, sản xuất khối lượng lớn, máy móc đã được tự động hóa để sản xuất một khối lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn, và công nhân thực hiện các nhiệm vụ lặp lại, vì thế cơ cấu thích hợp là cơ cấu cơ giới. Cuối cùng, loại thứ ba và nhóm phức tạp về kỹ thuật nhất, sản xuất chế biến, bao gồm việc sản xuất một tiến trình liên tục, tồn bộ q trình sản xuất đã được tự động, người công nhân phải theo dõi về các vấn đề bất trắc và tác động nhanh chóng đến nó, vì vậy một cơ cấu hữu cơ là hợp lý. Nhìn chung kỹ thuật càng thơng thường thì cấu trúc càng càng cơ giới. Ngược lại, các tổ chức với cơng nghệ khác biệt thì càng có khả năng là cấu trúc hữu cơ.