Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN tại công ty điện thoại tây thành phố , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

1.3.1. Môi trường vĩ mô

1.3.1.1. Mơi trường văn hóa xã hội

Tp.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Đây là khu vực dân cư có mức sống tương đối cao, lối sống phóng khống thoải mái nên xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Trình độ dân trí cao và nhịp sống nhanh.

Năm 2012, Việt Nam có số người dùng Internet đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. (Tổng cục thống kê)

Người sử dụng Intermet Việt Nam dành trung bình 142 phút/ngày, truy cập qua máy tính bàn (84%), máy tính xách tay (38%), tỷ lệ xã có Internet tại thành thị đạt 99,85%, 73% người sử dụng có độ tuổi dưới 35.

Giới trẻ, bộ phận tri thức và đại đa số người dân coi Internet là nguồn thơng tin tìm kiếm hiệu quả cho mọi hoạt động (66% số người dùng Internet mỗi ngày). Internet đã tạo cho nó những văn hóa riêng về một xã hội ảo, kho tàng thông tin khổng lồ, liên lạc trực tuyến, sự kết nối địa lý…Mạng xã hội và các hình thức thương mại điện tử, mua bán, kinh doanh trên mạng ngày càng phổ biến.

Nhu cầu về thông tin liên lạc nhanh chóng phát triển. Số người Việt Nam sử dụng Facebook lên tới 8,5 triệu người, 28% người sử dụng Internet có tài khoản Face- book, tăng 200% so với năm 2011. Xu hướng kỹ thuật số tại thị trường Việt Nam được coi là “một trong những thị trường hấp dẫn nhất châu Á”

Với lối sống của người dân thành thị như thế này thì cơ hội để các dịch vụ Viễn thông chất lượng cao được tiếp cận và sử dụng nhiều hơn vì nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền văn hóa trực tuyến. Đồng thời, phương thức quảng bá và kinh doanh qua mạng cũng ngày càng được ưu chuộng.

Sự xuất hiện của các phương tiện thông tin ngày càng đa dạng tạo cơ hội cho người dân tiếp xúc với nhiều xu hướng văn hóa, nhiều nền tư tưởng du nhập khác nhau. Tuy vậy, yếu tố truyền thống vẫn là một nét riêng mang tính bền vững. Những hình ảnh quen thuộc gắn bó như VNPT đồng hành cùng sự phát triển Bưu Chính – Viễn Thơng đã tạo nên nền tảng thương hiêu uy tín, thân thuộc với người dân. Đây là một lợi thế rất lớn để WHTC – đơn vị trực thuộc VNPT cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

1.3.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật:

Tình hình an ninh, chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về sự ổn định đảm bảo cho hoạt động của các DN và thu hút được đầu tư nước ngồi.

Viễn thơng là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, vì thế các yếu tố pháp luật liên quan ngày càng được hoàn thiện. Pháp Lệnh Bưu Chính Viễn Thơng ra đời năm 2002 (Chương 3, mục 2), Luật Viễn thông của Quốc hội năm 2010, Nghị định về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet số 97/2008/NĐ-CP...ra đời quy định hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng cung cấp dịch vụ Viễn thông. Những quy định này cũng đảm bảo cho môi trường kinh doanh minh bạch, công khai hơn. Pháp luật về Internet cũng được hướng dẫn rộng rãi nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Về giá cước trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng, ngoại trừ VNPT (chiếm thị phần khống chế hơn 30%), các DN cung cấp dịch vụ Viễn thơng cịn lại được tự do định giá dưới sự thông báo với Bộ Truyền thông & Thông tin (TT & TT), không được phá giá (quá thấp so với giá thị trường). Quy định này làm gia tăng mức độ cạnh tranh về giá trên thị trường và gây bất lợi cho VNPT.

1.3.1.3. Môi trường kinh tế

Tp.HCM là vùng kinh tế trọng điểm và là đầu tàu phát triển kinh tế cả nước. Theo nhận đinh của các chuyên gia kinh tế, cứ 1% GDP tăng thêm của khu vực này sẽ làm tăng 0,3% GDP cả nước. Nhìn chung, qua các năm, nhịp độ tăng trưởng GDP cả nước giảm dần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy vậy so với cùng kì thì các chỉ số này vẫn có những diễn biến tích cực. GDP 6 tháng cuối năm 2012 tại TP. HCM

tăng 8,1% so với cùng kì. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước (gấp khoảng 3 lần).

Bảng 1.2 - Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2007 – 2012

Năm ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1.Nhịp độ tăng trưởng GDP cả nước. % 8,45 6,18 5,32 6,8 5,89 5,03 2.Nhịp độ tăng trưởng GDP TP.HCM. % 8,44 10,7 8,3 11,8 10,3 9,2

3.GDP bình quân đầu người TP.HCM.

USD 2.100 2.400 2.606 3.000 3.220 3.600

4.Tỉ lệ thất nghiệp tại TP.HCM % 4,66 5,40 - 5,10 5 3,90

(Tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Như vậy, lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế dưới một con số và gần xấp xỉ mức lạm phát 6,52% của năm 2009 và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của năm 2011 nhưng vẫn làm cho quyết định về tiêu dùng của người dân cũng khắt khe hơn

Tăng trưởng kinh tế trong năm 2012: ngành dịch vụ tăng trưởng cao nhất với 5,57%, đứng đầu là sự tăng trưởng của các dịch vụ về thương mại, giáo dục, thông tin liên lạc và giải trí.

Như vậy, có thể nói TP.HCM là một thị trường rộng lớn với mức sống của người dân thuộc hạng cao nhất Việt Nam. Đây là một thị trường màu mỡ cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh nói chung và ngành Viễn thơng nói riêng. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của các DN nhỏ ngày càng nhiều (3 tháng đầu năm 2012, số DN giải thể đã lên tới 26.300, chiếm 12,5% tổng số DN) tạo điều kiện cho các DN lớn như WHTC trong việc chiếm lĩnh thị phần, đồng thời tạo áp lực trong việc phấn đấu hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ tiện ích để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Sau khi gia nhập WTO, thị trường viễn thông Việt Nam đã chứng kiến những biến chuyển tích cực. Về mặt quản lý Nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thơng đã chuyển thành Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) vào tháng 8 năm 2007 để mở rộng chức năng của mình, MIC tiếp tục xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý, chính sách và quy chế đặc biệt để phát triển công nghệ và dịch vụ mới, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thơng tin quốc gia. Là cơ quan

quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, MIC sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng,.

Với lộ trình các cam kết mở cửa thị trường sau khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. sau 7 năm kể từ ngày gia nhập (nghĩa là từ năm 2014 tới đây), Việt Nam phải mở rộng rộng rãi thị trường dịch vụ (trong đó có dịch vụ viễn thơng). Đồng thời, Việt Nam phải lần lượt cổ phần hóa hết các doanh nghiệp nhà nước (ngoại trừ doanh nghiệp quốc phòng). Trên thực tế, từ cuối năm 2009, lĩnh vực viễn thông Việt Nam đã bắt đầu mở cửa hội nhập, các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ đầu tư mạnh mẽ vào ngành viễn thông Việt Nam. Ngành viễn thông Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự phát triển tiềm năng của mình. Đây là một cơ hội cho lĩnh vực viễn thông Việt Nam đạt được tầm cao mới nhưng cũng là các thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước trước bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ về cả chất lược và dịch vụ, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước như WHTC.

1.3.1.4. Môi trường công nghệ

Từ mốc khởi điểm là năm 1997 đến nay, Internet đã chuyển thành bình dân và phổ biến. Nhà nước khuyến khích việc ứng dụng Internet và cơng nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tăng tiện ích xã hội, nâng cao cuộc sống nhân dân. Do đó, chất lượng Internet ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Nhiều công nghệ mới ra đời làm hoàn thiện, phong phú hơn các dịch vụ viễn thông. Mạng thế hệ mới (NGN) là sự kết hợp mạng hiện tại với cấu trúc mạng đa dịch vụ, hội tụ cả thoại, video, dữ liệu…hứa hẹn là một mạng thông minh cho phép truy suất tồn cầu, thích hợp cho việc ứng dụng kinh doanh trong tương lai. Mạng MAN đáp ứng dịch vụ trực tuyến hoàn hảo. WIMAX là dịch vụ cung cấp các tiêu chuẩn giao diện vô tuyến, băng thông rộng cho các thiết bị cố định, không dây…Đặc biệt, giải pháp GPON sử dụng trong mạng truy cập cáp quang FTTx với độ ổn định, tính bảo mật, không nhiễu điện…là công nghệ đang được Việt Nam và các nhà mạng trên thế giới hướng tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN tại công ty điện thoại tây thành phố , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)