Nội dung và trình tự lập dự tốn ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH hưng đông (Trang 30)

1.7.1 Nội dung các dự toán ngân sách

Dự tốn ngân sách tồn doanh nghiệp bao gồm hệ thống các dự toán sau đây: Dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự tốn sản xuất, dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, dự tốn chi phí sản xuất chung, dự tốn tồn kho thành phẩm cuối kỳ, dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự tốn tiền, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

1.7.1.1 Dự toán tiêu thụ sản phẩm

Dự toán tiêu thụ sản phẩm là dự tốn được lập đầu tiên, nó có tác dụng xác định tiền lực tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc lập các dự toán mua hàng, dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Dự toán tiêu thụ được lập trên cơ sở dự báo sản phẩm tiêu thụ, số lượng sản phẩm tiêu thụ của các kỳ trước và xu hướng biến động của nó, các đơn đặt hàng chưa thực hiện, chính sách giá trong tương lai, chiến lược tiếp thị để mở rộng thị trường, động động nghiên cứu và phát triển, sự cạnh tranh, xu hướng chung của nền kinh tế, sự thay đổi về tổng sản phẩm xã hội. Tình hình kinh tế của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, những yếu tố khác: những sự kiện chính trị, sự thay đổi về mơi trường pháp lý, sự thay đổi về khoa học công nghệ,…

Doanh nghiệp sau khi dự toán về số lượng sản phẩm tiêu thụ, sẽ ước tính ra doanh thu theo công thức:

Doanh thu dự kiến = số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến x Đơn giá bán dự kiến Thông thường trong dự toán tiêu thụ sản phẩm kèm theo bảng tính tốn lượng tiền ước tính thu được qua các kỳ. Việc tính tốn này rất cần thiết cho việc lập dự toán tiền. Số tiền tiền dự kiến thu được bao gồm số tiền thu được của kỳ trước chuyển sang cộng với số tiền thu được trong kỳ dự toán.

1.7.1.2 Dự toán sản xuất

Dự toán sản xuất được lập trên cơ sở dự toán tiêu thụ sản phẩm cho kỳ sản xuất. Số lượng sản phẩm sản xuất ra phải đủ để thỏa mãn cho yêu cầu của tiêu thụ và cho yêu cầu tồn kho cuối kỳ.

Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản xuất trong kỳ = Số lượng tiêu thụ trong kỳ + Số lượng tồn kho cuối kỳ Số lượng sản xuất trong kỳ = Số lượng tiêu thụ trong kỳ + Số lượng tồn kho cuối kỳ - Số lường tồn kho đầu kỳ Để lập dự toán sản xuất, nhà quản trị cần thiết phải dự kiến cả số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Nếu số lượng sản phẩm tồn kho đước tính q nhiều thì có thể gây ra việc ứ đọng vốn và tốn kém chi phí để dự trữ hàng tồn kho đó. Nếu số lượng sản phẩm tồn kho được tính quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và sản xuất của kỳ sau.

1.7.1.3 Dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp

Dự tốn chi phí ngun vật liệu trự tiếp được lập trên cơ sở dự toán sản xuất trong kỳ dự tốn, để tính ra lượng ngun vật liệu và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết cho quá trình sản xuất. Ngồi ra dự tốn này cịn chỉ ra lượng ngun vật liệu cần mua để thỏa mãn cho nhu cầu sản xuất và tồn kho cuối kỳ. Khối lượng và trị giá nguyên vật liệu cần mua được tính theo cơng thức:

Khối lượng NVL cần mua = Khối lượng NVL cần cho SX + Khối lượng NVL tồn kho CK - Khối lượng NVL tồn kho ĐK Xác định định mức trong sản xuất bao gồm định mức lượng và định mức giá. Định mức lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm phản ánh lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và những hao hụt không thể tránh định. Định mức giá cho một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp phải bao gồm giá mua vật liệu cộng các chi phí mua và phải trừ chiến khấu được hưởng ( chỉ tính số tiền thực trả cho người cung cấp).

Khối lượng NVL cần

cho sản xuất =

Số lượng sản phẩm

sản xuất X

Mức tiêu hao NVL cho một sản phẩm

Trị giá mua NVL = Khối lượng NVL

cần mua X Đơn giá mua NVL

Dự tốn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường đi kèm với bảng tính tốn số tiền dự kiến chi ra cho việc mua nguyên vật liệu. Việc tính tốn này rất cần thiết cho

việc soản thảo dự toán tiền. Số tiền chi mua nguyên vật liệu trong kỳ dự toán sẽ gôm khoản chi của kỳ trước chuyển sang cộng với khoản chi trong kỳ dự toán.

1.7.1.4 Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp được lập dựa trên dự tốn sản xuất. Dự tốn chi phí lao động trực tiếp soạn thảo để tính ra tổng lượng thời gian lao động cần thiết cho quá trình sản xuất. Nhà quản trị phải biết trước nhu cầu lao động trong cả năm để có dự tốn điều chỉnh lực lượng lao động thích nhi với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch.

Để lập dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp nhà quản trị cần xây dựng định mức thời gian lao động trực tiếp cần để sản xuất ra một sản phẩm và định mức đơn giá một giờ lao động trực tiếp. Định mức thời gian lao động là tổng cộng định mức thời gian của tất cả các hoạt động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Định mức thời gian cho từng hoạt động được xác định bằng phương pháp bấm giờ. Định mức đơn giá một giờ lao động trực tiếp bao gồm các khoản: mức lương cơ bản một giờ, các phụ cấp theo lương, các khoản trích theo lương tính bình qn cho tồn bộ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.

Chi phí nhân cơng = Định mức thời gian

lao động x

Đơn giá cho một đơn vị thời gian lao động

Để phục vụ cho việc lập dự toán tiền, số tiền dự kiến chi ra cho nhân công trực tiếp trong kỳ đúng bằng tổng chi phí nhân cơng trực tiếp phát sinh trong kỳ đó.

1.7.1.5 Dự tốn chi phí sản xuất chung

Dự tốn chi phí sản xuất chung là dự tốn bao gồm tất cả các chi phí sản xuất cịn lại ngồi chi phí ngun vật liệu và nhân cơng trực tiếp. Các chi phí này được chia ra thành biến phí và định phí.

Đối với biến phí sản xuất chung: Phải tính đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung và định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm.

Đơn giá phân bổ biến phí

sản xuất chung =

Tổng biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung =

Tổng số giờ máy ( hoặc thời gian lao động) trong kỳ dự tốn X

Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung Đối với định phí sản xuất chung: Phải được ước tính theo tổng định phí sản xuất chung trong kỳ dự tốn, có thể được tính căn cứ vào số liều kỳ trước và điều chỉnh cho phù hợp với kỳ này.

Khi tính lượng tiền chi cho chi phí sản xuất chung để làm cơ sở cho viện lập dự toán tiền, cần phải loại trừ các khoản được ghi nhận là chi phí sản xuất chung nhưng không phải chi tiền như: chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản chi phí trích trước.

Khi tính tốn chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt là căn cứ lập dự toán tiền.

1.7.1.6 Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ

Sau khi hoàn tất tất cả các dự toán trên, ta tập hợp số liệu lại để tính giá thành một đơn vị sản phẩm và trị giá của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Căn cứ vào các dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung để lập dự tốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Giá thành một đơn vị sản phẩm =

Chi phí NVL trực tiếp +

Chi phí nhân cơng

trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ = Số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ x Giá thành đơn vị thành phẩm

1.7.1.7 Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giúp nhà quản trị ước tính các khoản mục chi phí phát sinh ngồi sản xuất phát sinh trong kỳ dự tốn. Dự tốn có thể được lập từ nhiều dự tốn nhỏ hơn hoặc từ các dự toán của từng cá nhân do những người có trách nhiệm trong khâu bán hàng và quản lý lập ra.

Khi tính chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được chi ra bằng tiền, cần phải loại trừ chi phí khấu hao tài sản cố định trong chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

1.7.1.8 Dự toán tiền mặt

Dự toán này được lập căn cứ vào các dòng tiền thu vào và chi ra trên các dự toán bộ phận.

Dự toán tiền gồm 4 phần:

 Phần thu: Gồm số dư tiền tồn đầu kỳ cộng với số tiền thu do bán hàng và các khoản thu khác bằng tiền trong kỳ.

 Phần chi: Gồm tất cả các khoản chi tiền như chi tiền mua nguyên vật liệu, chi trả lương công nhân trực tiếp, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra cịn có các khoản chi khác như chi nộp thuế, chi mua tài sản cố định, chi trả lãi cổ phần..

 Phần cân đối thu chi: Là chênh lệnh giữa phần thu và phần chi. So sách phần cân đối thu chi với nhu cầu tiền tồn cuối kỳ, nếu thiếu hụt tiền thì doanh nghiệp phải đi vay, nếu thừa tiền thì doanh nghiệp phải trả bớt nợ vay ngân hàng hoặc đem đầu tư.

 Phần vay: Phản ánh số tiền vay, trả nợ vay và trả lãi tiền vay trong kỳ dự toán.

Dự toán tiền được lập cho từng kỳ, thời kỳ lập dự tốn càng ngắn thì thơng tin trên dự tốn càng hữu ích. Một số doanh nghiệp lập dự tốn hàng tuần, nhưng phổ biến là lập dự toán hàng tháng, hàng quý.

1.7.1.9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được soạn thảo từ các dự tốn bộ phận có liên quan, trình bày các khoản doanh thu và chi phí dự kiến trong kỳ dự toán, với giả định hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ xảy ra đúng như kế hoạch. Dự toán này cho thấy lợi nhuận dự kiến sẽ đạt được trong kỳ dự tốn. Nó là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng trong kỳ tới.

1.7.1.10 Dự tốn bảng cân đối kế toán

Dự toán bảng cân đối kế tốn: Phản ánh tồn bộ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cuối kỳ dự toán. Bảng cân đối kế toán dự toán được lập trên cơ sở của bảng cân đối kế toán kỳ trước và các số liệu trên các dự tốn có liên quan như dự toán tiền, dự toán tồn kho thành phẩm, dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh.

1.7.2 Trình tự lập dự tốn ngân sách

Cơng việc đầu tiêu của q tình lập dự tốn là lập dự toán tiêu thụ sản phẩm. Dự toán này cho thấy doanh thu dự kiến trong kỳ dự toán. Khi dự toán tiêu thụ sản phẩm được lập một cách cẩn thận và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nó sẽ là chìa khóa cho tồn bộ q trình lập dự tốn.

Sau khi dự tốn tiêu thụ sản phẩm được lập, nó quyết định khối lượng sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ. Tiếp theo, dự toán sản xuất sẽ được lập làm cơ sở cho việc lập dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các dự toán này sẽ tác động đến việc lập dự toán tiền.

Dự toán tiêu thụ sản phẩm cũng chi phối dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán này cũng tác động đến dự toán tiền.

Dự toán tiền bị chi phối bởi dự tốn tiêu thụ sản phẩm, vì việc tiêu thụ sản phẩm tạo ra doàng tiền để đáp dứng cho việc chi tiêu. Các dự tốn về chi phí đặt ra nhu cầu về tiền trong kỳ, nó tác động đến dự toán tiền. Ngược lại, các dự tốn đó lại chịu ảnh hưởng bởi dự toán tiền, bởi khả năng về lượng tiền hiện có đủ thỏa mãn cho các nhu cầu chỉ tiêu dự kiện kiến.

Kết quả sau cùng một thời kỳ hoạt động là tình hình lợi nhuận, tình hình tài sản được phản ánh trên dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự toán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Dự tốn ngân sách là nội dung quan trọng khơng thể thiếu được trong công tác kế tốn quản trị. Vai trị của dự toán ngân sách được thể hiện thông qua việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong doanh nghiệp, thể hiện qua chức năng hoạch định, tổ chức - điều hành, kiểm sốt. Trong đó dự tốn ngân sách đóng vai trị quan trọng để thực hiện các chức năng trên, quan trọng nhất là chức năng hoạch định và kiểm sốt.

Quy trình lập dự tốn ngân sách trong doanh nghiệp thường có ba giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo và giai đoạn kiểm soát ngân sách. Dựa vào đặc điểm và cách thức quản lý của từng doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba mơ hình lập dự tốn là mơ hình 1 - thơng tin từ trên xuống, mơ hình 2 - thơng tin phản hồi, mơ hình 3 - thơng tin từ dưới lên.

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách là nhân tố nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tổ chức cơng tác kế tốn, quy trình lập dự tốn ngân sách, chế độ chính sách nhà nước. Dự tốn ngân sách ngắn hạn bao gồm hệ thống các dự toán được lập theo một trình tự nhất định vì tất cả điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khởi đầu là dự toán tiêu thụ, sau đó đến các dự toán như dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự tốn nhân cơng trực tiếp, dự tốn chi phí sản xuất chung, dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ, dự toán chi phí bán hàng, dự tốn chi phí quản lý doanh nghiệp, kết thúc là báo cáo tài chính là dự tốn tiền, dự tốn báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.

Nắm vững cơ sở lý luận là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng cơng tác dự toán ngân sách và đề xuất các giải pháp hồn thiện dự tốn ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC DỰ TỐN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY TNHH HƢNG THƠNG

2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty TNHH Hƣng Thơng.

2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Hƣng Thông Thông tin chung về công ty

Tên cơng ty : CƠNG TY TNHH HƯNG THƠNG Tên tiếng anh : HUNG THONG CO., LTD

Giấy phép đăng ký thành lập công ty số 0304987243 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Địa chỉ : 627/12N Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP Hồ chí Minh Điện thoại : 08.2608489

Fax: 08.9543397

Tài khoản ngân hàng: 007100.0001683 Tại ngân hàng BIDV CN quận 8 Tiền thân của công ty TNHH Hưng Thông là cơ sở sản xuất bao bì nhỏ được thành lập tại Quận 8 vào ngày 10/09/2004 có tên là xưởng bao bì Hưng Thơng với sản phẩm chủ yếu là bao tay nhựa.

Nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng công ty đầu tư máy móc đưa vào sản xuất sản phẩm bao bì định hình, bao bì PP. Ngày 01/06/2007 cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì Hưng Thông được đổi tên thành công ty TNHH Hưng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH hưng đông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)