Khái niệm kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Báo cáo COSO (1992) định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động. - Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính.

- Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định”.

Trong định nghĩa trên, có bốn nội dung cơ bản cần lưu ý về KSNB là:

KSNB là một quá trình, tức khẳng định KSNB là một chuỗi các hoạt động hiện

diện rộng khắp ở mọi bộ phận trong doanh nghiệp. KSNB tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là một sự áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. KSNB phải là một bộ phận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

KSNB bị chi phối bởi con người, bởi nó được thiết kế và vận hành bởi con người

trong đơn vị (Bao gồm Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên) chứ khơng chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu…KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỡi cá nhân vốn có năng lực, suy nghĩ khác nhau và sẽ hướng các hoạt động của họ

KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối là các

mục tiêu sẽ được thực hiện trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này là do những hạn chế tiềm tàng trong HTKSNB như: Sai lầm hay sai sót của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên HTKSNB.

Các mục tiêu của KSNB: Mỗi đơn vị phải đặt ra mục tiêu mà mình cần đạt tới

(Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị). Có thể chia các mục tiêu mà đơn vị thiết lập ra thành 3 nhóm sau đây:

- Nhóm mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả về hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thơng tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị...

- Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: KSNB đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà đơn vị cung cấp bằng cách xây dựng các phương pháp hạch toán kế toán gồm các báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc, và các số liệu công bố ra bên ngoài phục vụ cho bên thứ ba: nhà cung cấp, cơ quan thuế, ngân hàng…

- Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: KSNB đảm bảo các thành viên trong đơn vị phải đảm bảo việc tuân thủ chấp hành luật pháp và các quy định của Nhà nước và các quy định của đơn vị.

Sự phân chia các nhóm mục tiêu như trên chỉ có tính tương đối vì một mục tiêu cụ thể có thể liên quan đến 2 hoặc 3 nhóm trên. Điều này là do sự liên hệ của các nhóm đối tượng khác nhau đối với HTKSNB của đơn vị: Nhóm mục tiêu về hoạt động xuất phát từ yêu cầu của đơn vị là chính; nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính chủ ́u xuất phát từ yêu cầu của cổ đơng, nhà đầu tư và chủ nợ; nhóm mục tiêu về sự tuân thủ xuất phát từ yêu cầu của các cơ quan quản lý pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)