Gồm Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH), được gọi là cơ quan quyền lực trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, thành phố thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn), được gọi là các cơ quan quyền lực địa phương.
• Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, do nhân dân cả nước bầu ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của tồn dân.
Là cơ quan duy nhất cĩ quyền lập hiến, lập pháp, cĩ quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, cĩ quyền tổ chức bộ máy Nhà nước và giám sát các cơ quan Nhà nước.
Quốc hội nước ta được tổ chức theo hình thức một viện, với sốđại biểu tùy yêu cầu thực tế từng khĩa do nhân dân bầu ra qua một cuộc bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và kín với nhiệm kỳ là 5 năm. Quốc hội hoạt động theo các kỳ họp (2 kỳ/năm).
Cơ cấu tổ chức của quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc, Các ủy ban quốc hội, đồn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội.
• Ủy ban Thường Vụ Quốc hội (UBTVQH)
Là cơ quan thường trực của Quốc hội, với chức năng này UBTVQH sẽ thay mặt Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội khi Quốc hội khơng họp.
UBTVQH gồm Chủ tịch (do Chủ tịch Quốc hội kiêm nhiệm), các Phĩ Chủ tịch và một sốủy viên do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, cĩ nhiệm kỳ 5 năm, khơng được kiêm nhiệm thành viên Chính phủ.
• Hội đồng Nhân dân các cấp
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ởđịa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng Nhân dân được tổ chức ở 3 cấp (cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn), được bầu trong cuộc bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và kín.