Lợi nhuận ngân hàng với mức tập trung sở hữu cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 38)

ROA ROE (1) (2) Hệ số Hệ số P-value P-value OLS GMM OLS GMM C -0.0003 0.008 (0.003) (0.028) ROAt-1 0.384*** (0.108) ROEt-1 0.494*** (0.093) CN*CI -0.0007 -0.018** 0.161 0.005 (0.013) (0.008) (0.116) (0.189) CN*AQ 0.274 0.256 5.177*** 6.58 (0.201) (0.311) (1.73) (5.323) CN*EQTA -0.055 0.126*** -1.429* -0.022 (0.087) (0.036) (0.747) (0.604) ∆GDP 0.146*** 0.139*** 1.195*** 1.181** (0.052) (0.048) (0.443) (0.456) Observation 240 192 240 192 Adjusted R2 9.98 30.14

Các dấu *, **, *** biểu hiện ở tại các mức ý nghĩa là 10%, 5% và 1%. CI = Tỷ lệ chi phí trên thu nhập. AQ = tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng khoản vay, thể hiện cho chất lượng tài sản. EQTA = tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thể hiện cho độ an toàn vốn. ∆GDP = tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. ROAt-1, ROEt-1 thể hiện độ trễ của lợi nhuận.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA RÚT RATẠI VIỆT NAM 4.1 Kết luận của bài nghiên cứu 4.1 Kết luận của bài nghiên cứu

Nội dung bài nghiên cứu về sự tác động của các mức độ khác nhau của tập trung sở hữu lên lợi nhuận ngân hàng. Kết quả chỉ ra rằng những ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao có tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất, trong khi đó các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu trung bình lại có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất, cịn lại các ngân hàng có mức độ sở hữu phân tán (thấp) thì có tỷ lệ lợi nhuận trung bình. Điều này chứng tỏ, các ngân hàng Việt Nam với mức độ tập trung sở hữu cao có hiệu quả hoạt động tốt nhất so với các ngân hàng còn lại.

Bài nghiên cứu cũng kiểm tra sự tác động của các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở các mức độ tập trung sở hữu khác nhau bao gồm hiệu quả chi phí (CI), chất lượng tài sản (AQ), độ an toàn vốn (EQTA) và độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) ở các mức độ tập trung sở hữu khác nhau lên lợi nhuận của ngân hàng (ROA, ROE).

- Đối với bảng kết quả về các yếu tố quyết định lợi nhuận: Các biến độc lập CI, AQ và EQTA hầu như đều có tương quan âm với biến phụ thuộc ROA và ROE, giống sự kỳ vọng về dấu đặt ra ở Chương 2.Trong khi đó, độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) lại có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận các ngân hàng.

- Với bảng kết quả ở mức độ sở hữu phân tán: Ở lượng OLS của các biến độc lập với ROA, có thể thấy chỉ có hiệu quả chi phí (DISP*CI) có tác động ngược chiều với ROA như kỳ vọng ban đầu, các biến độc lập còn lại đều cho kết quả dương trong tương quan với ROA. Ngược lại với kết quả này, các ước lượng GMM của ROA, OLS và GMM của ROE đều cho kết quả về dấu như kỳ vọng ở Chương 2 trừ độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP).

- Đối với bảng kết quả ở mức độ tập trung sở hữu trung bình: Chỉ có biến độc lập về hiệu quả chi phí (MOD*CI) là có tác động ngược chiều có ý nghĩa và

∆GDPtác động cùng chiều có ý nghĩa lên lợi nhuận ngân hàng giống với kỳ vọng ban đầu.

- Với bảng kết quả ở mức độ tập trung sở hữu cao: Kết quả của các hệ số gần như hồn tồn khác và chỉ có độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) là giống với kỳ vọng.

Tóm lại, điểm chung đối với mức độ sở hữu phân tán và mức độ tập trung sở hữu trung bình, biến hiệu quả chi phí (CI) có tác động ngược chiều và có ý nghĩa ở mức 1% đối với lợi nhuận của ngân hàng (ROA, ROE). Tuy nhiên, đối với mức độ tập trung sở hữu cao, hầu như lợi nhuận đều không chịu tác động của các yếu tố tài chính, mà chủ yếu chịu tác động từ tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.

Như vậy có thể kết luận rằng, đối với các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao (chủ yếu là các ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước cao) có hiệu quả hoạt động cao nhất. Theo như kết quả chạy mơ hình thì lợi nhuận của các ngân hàng này ít bị tác động bởi các yếu tố quyết định lợi nhuận như hiệu quả chi phí, chất lượng tài sản cũng như độ an toàn vốn. Ngược lại với các ngân hàng thương mại có cổ phần nhà nước (các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao) thì các ngân hàng cịn lại (có mức độ sở hữu phân tán và trung bình) có hiệu quả hoạt động tương đối kém hơn.

4.2 Ý nghĩa rút ra tại Việt Nam

Quay trở lại thực trạng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã nêu ở Chương 2, có thể thấy kết quả của bài nghiên cứu gần như giống với vấn đề thực tiễn hiện nay, đó là các ngân hàng với độ tập trung sở hữu cao, chủ yếu là các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước đáng kể có hiệu quả hoạt động cao nhất ở Việt Nam. Điều này có thể là do chủ trương, chính sách của nhà nước, các ngân hàng có nguồn lực về vốn cũng như có năng lực về tài chính đem lại lợi ích dài hạn cho nền kinh tế và cả xã hội. Bên cạnh đó, vì các ngân hàng này là các ngân hàng lớn, đóng vai trị chủ chốt trong tồn ngành, chính vì thế mà bất cứ diễn biến, động thái nào của các ngân hàng này đều sẽ có tác động rất lớn đến thị trường. Do đó mà hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng này luôn rất cao và cũng đồng thời ít bị tác động bởi các yếu tố tài chính quyết định lợi nhuận ngân hàng.

Hình 4-1: So sánh quy mơ tổng tài sản các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2016

Nguồn: Kênh thơng tin kinh tế - tài chính Việt Nam Cafef

Bảng 4-1 thể hiện quy mô tổng tài sản của các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2016. Ta thấy mặc dù trải qua nhiều năm, nhưng quy mơ của các ngân hàng có sở hữu nhà nước cao ln đứng đầu ngành ngân hàng.

do đó là cổ phần của các ngân hàng này được nắm giữ bởi các cổ đông nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này thường bị tác động bởi các yếu tố quyết định lợi nhuận (CI, AQ, EQTA…), đồng thời các cổ đơng thường có bất đồng về quan điểm quản trị ngân hàng nên lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn so với các ngân hàng có cổ phần nhà nước.

Tuy nhiên trên thực tế không hẳn là như vậy, ta cùng xét lại bảng 1-2 (Bảng xếp hạng 15 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lọt top Châu Á – Thái Bình Dương) ở phần thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Ngồi các ngân hàng có như BIDV, Vietcombank, Vietinbank có độ tập trung sở hữu cao thì có 2 ngân hàng khác cũng đứng trong top 5 đó là ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng Quân đội(MBB). Hai ngân hàng này có độ tập trung sở hữu thấp (<40%) (xem hình 4-2).Mức độ tập trung sở hữu của Techcombank là gần 20%, trong khi mức độ này ở MBB là gần 15%.

Hình 4-2: Mức độ sở hữu tập trung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2016

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Cụ thể hơn, cổ đông năm 2016 của ngân hàng Techcombank và MBBank như sau: 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Độ tập trung sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Năm 2016

Bảng 4-1: Độ tập trung sở hữu của một cổ đông lớn tại Techcombank năm 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)