Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ siêu thị tại thành phố cần thơ (Trang 51)

b. Cỡ mẫu

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn, hành vi của người tiêu dùng và mức độ trung thành của khách hàng đối với các siêu thị ở Cần Thơ. Các đại lượng mô tả được sử dụng để phân tích là giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,... kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị.

2.2.2.2. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Phân tích độ tin cậy thơng qua nhận xét hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp.

- Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng trong bảng kết quả dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994).

- Đối với hệ số Cronbach’Alpha tổng hợp của mơ hình: + Lớn hơn 0,8 thì thang đo được sử dụng tốt.

+ Từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cũng có ý kiến đề nghị rằng hệ số Cronbach’Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới (Nunnally, 1978)

2.2.2.3. Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Việc phân tích nhân tố trong đề tài này được thực hiện với phương pháp trích hệ số là phương pháp Principal Component Analysis và phép xoay Varimax để phân nhóm các yếu tố. Bước đầu phải xem xét hệ số trích (Extraction) của các biến, nếu biến nào có hệ số này nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ. Tiếp theo, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO (Kaiser- Mayer-Olkin) phải thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, NXB thống kê, 2005).

Kết quả nhóm nhân tố được thể hiện trong bảng Rotated Component Matrix và hệ số tải nhân tố - factor loading – trong bảng này phải có giá trị lớn hơn 0,5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố (Trọng & Ngọc, “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống Kê, 2005).

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 41 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ Điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 (mặc định của SPSS, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau mỗi lần chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1). Thang đo được chấp nhận với tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing&Andessen-1998).

2.2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

CFA cho phép chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào mà không bị chệch do sai số đo lường. Hay nói cách khác là CFA được dùng để đưa ra một kiểm định mang tính khẳng định lý thuyết đo lường của nghiên cứu.

Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, tác giả sử dụng phép kiểm định Chi-bình phương (CMIN: Biểu thị mức độ phù hợp tổng quát của tồn bộ mơ hình ở mức ý nghĩa 5%), Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (Vì phép kiểm định Chi-bình phương có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu, nên tác giả sử dụng thêm chỉ tiêu Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df để đánh giá).

Ngồi ra tác giả cịn sử dụng thêm các chỉ số như: Chỉ số tích hợp so sánh (CFI_Comparative Fit Index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI_Tucker & Lewis Index) và chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Mơ hình được xem là thích hợp khi phép kiểm định Chi-square có giá trị p>0,05. Nếu một mơ hình nhận được giá trị TLI và CFI từ 0,8 trở lên (Segar and Grover, 1993), CMIN/df có giá trị < 5 (nếu cỡ mẫu N >= 200) (Kettinger và Lee, 2005), RMSEA có giá trị < 0,08 thì mơ hình phù hợp với dữ liệu thị trường

Khi thực hiện phân tích CFA, nên thực hiện các đánh giá khác như:

- Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability), tổng phương sai trích được (variance extracted)

Độ tin cậy tổng hợp (C) (Joreskog, 1971) và tổng phương sai trích (VC)

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 42 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ          p i C i p i i p i i 1 2 2 2 ) 1 ( 1 1 ) ( ) (     ;          p i p i i p i i VC i 1 2 1 2 1 2 ) 1 (     Trong đó i

là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ I, i2

1

là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ I, p là số biến quan sát của thang đo.

Chỉ tiêu C,VC phải đạt yêu cầu từ 0,5 trở lên.

- Tính đơn hướng/đơn nguyên (unidimensionality) của một thang đo nói

lên tập các biến đo lường chỉ đo lường cho một biến tiềm ẩn mà thơi (Hattie, 1985). Điều này có nghĩa là một biến quan sát chỉ dùng để đo lường một biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu) duy nhất

- Giá trị hội tụ (convergent validity): nói lên mức độ hội tụ của một

thang đo sử dụng để đo lường một khái niệm sau nhiều lần (lặp lại), nghĩa là sau những lần lặp lại các số đo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Gerbing và Anderson (1988) cho rằng thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (>0,5) ; và có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Giá trị phân biệt (discriminant validity) nói lên hai thang đo lường hai

khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau (Bagozzi, 1994). Điều này có nghĩa là hai khía niệm đó là hai khái niệm phân biệt, nghĩa là hệ số tương quan của hai khái niệm này phải khác với đơn vị. Có thể thực hiện kiểm định hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay khơng. Nếu nó thực sự khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt.

2.2.2.5. Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Models - SEM ) SEM )

Dùng để kiểm định chặt chẽ hơn về sự tương quan nhân quả và độ phù hợp của tổng thể. SEM là một dạng mơ hình thống kê nhằm giải thích mối quan hệ giữa nhiều biến. SEM khảo sát cấu trúc của mối tương tác giữa một loạt các phương trình, tương tự như các phương trình hồi quy đa biến. Các

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 43 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ phương trình này mơ tả các mối quan hệ giữa các nhân tố, các biến phụ thuộc và độc lập liên quan đến việc nghiên cứu. Nhân tố là nhân tố không quan sát được (unobservable) hay ẩn (latent) được đại diện bằng những biến quan sát.

Một mơ hình SEM bình thường gồm hai mơ hình, mơ hình đo lường (chỉ các biến cùng nhau đại diện cho nhân tố như thế nào) và mơ hình cấu trúc (chỉ mối quan hệ giữa các nhân tố)

Nghiên cứu này sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính bởi vì: - Ước lượng của nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

- Khả năng phát hiện của các biến tiềm ẩn trong các mối quan hệ và giải thích lỗi đo lường trong tiến trình ước lượng.

Mặt khác, nhiều mơ hình hồi quy tách biệt nhau được ước lượng đồng thời bởi mơ hình cấu trúc (SEM). Vì vậy, những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ được nhận ra. Tuy nhiên, những mơ hình hồi quy tách biệt phải được thiết lập dựa trên lý thuyết, kinh nghiệm trước đó, và mục tiêu nghiên cứu để phân biệt sự ảnh hưởng của các biến độc lập dự báo đến biến phụ thuộc. Ngồi ra, bởi vì SEM xem xét lỗi đo lường vì vậy mức độ tin cậy của các biến dự báo được cải tiến.

Cũng như phân tích CFA, sự phù hợp của tồn bộ mơ hình trên thực tế cũng được đánh giá thơng qua các tiêu chí về mức độ phù hợp như sau:

1) Kiểm định Chi bình phương (CMIN): biểu thị mức độ phù hợp tổng

quát của toàn bộ mơ hình tại mức ý nghĩa 5% (Joserkog và Sorbom, 1989). Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, tất cả các mối quan hệ nhân quả đề nghị có độ tin cậy ở mức 95% (p = 0,05) (Cohen, 1988). Trong phép kiểm định này, mơ hình được gọi là phù hợp khi kiểm định Chi bình phương có ý nghĩa ở mức 5% (Arbuckle và Wothke, 1999). Điều này có nghĩa rằng với độ tin cậy là 95%, ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 (là giả thuyết mơ hình tốt). Tuy nhiên, kiểm định này có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu.

2) Chỉ tiêu Chi bình phương theo bậc tự do (CMIN/df): Trong thực tế,

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 44 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ tiêu này phải < 5. Như vậy thì mơ hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và Lee, 1995). (Arbuckle và Wothke, 1999)

3) Các chỉ số liên quan khác:

Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình lý thuyết so với dữ liệu thực tế thị trường, tác giả dựa trên 3 chỉ số quan trọng sau để

- Chỉ số Tucker & Lewis (TLI_Tucker & Lewis Index) - Chỉ số thích hợp so sánh (CFI_Comparative Fit Index)

- Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) (dùng đề xác định mức độ phù hợp của mơ hình so với tổng thể).

TLI, CFI có giá trị từ 0,8 đến 0,9 được xem là mơ hình phù hợp tốt. Và nếu các giá trị này lớn hơn 0,9, ta nói mơ hình là rất phù hợp. (Segar và Grover, 1993)

RMSEA có giá trị khơng vượt quá 0,1. Nếu giá trị này < 0,08 mô hình được chấp nhận là phù hợp tốt (Chau, 1997; Hair et al. , 1995).

Lưu ý:

Đề tài sử dụng chương trình SPSS 20.0 để xử lý các kiểm định, phân tích đã nêu trên và AMOS 20.0 để chạy mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM và có một số qui ước đối với nhưng ký hiệu được trình bày ở phần sau như sau:

Đối với ký hiệu *** : có nghĩa là có giá trị rất nhỏ và tương ứng với mức ý nghĩa 0,01

Đối với ký hiệu .a : có nghĩa là khi thang đo chỉ cịn hai biến quan sát thì giá trị Cronbach’s alpha khi loại biến sẽ khơng có giá trị.

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 45 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kơng và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đường sơng Hậu. Là cửa ngõ chính giao lưu của vùng Tây Nam Bộ sông Hậu với vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Bắc Sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, Cần Thơ có vị trí khá quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự trong vùng và hiện đang đơ thị hóa ở mức khá cao. Năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được cơng nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

3.1.2. Tổ chức hành chính

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).

Bảng 3.1. Tổ chức hành chính, diện tích và dân số TP.Cần Thơ

Nguồn: Website Thành phố Cần Thơ

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Quận Ninh Kiều Quận Bình Thủy Quận Cái Răng Quận Ơ Mơn Quận Thốt Nốt Huyện Phong Điền Huyện Cờ Đỏ Huyện Thới Lai Huyện Vĩnh Thạnh Diện tích (km²) 29,2 70,59 62,53 125,41 117,87 119,48 310,48 255,66 297,59 Dân số 2009(người) 243.794 133.565 86.278 129.683 158.255 99.328 124.069 120.964 112.529 Số đơn vị hành chính 13 phường 8 phường 7 phường 7 phường 9 phường 1 thị trấn và 6 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 12 xã 2 thị trấn và 9 xã

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 46 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ

3.1.3. Tình hình xã hội

 Về dân số

Theo niên giám thông kê 2011-2012, năm 2011, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị là 791.800 người, dân số sống tại nông thông đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, nữ là 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰.

 Về lao động

Theo báo cáo của Ban Quản lý và Cơng đồn các Khu Chế xuất Cần Thơ thì năm 2012, các khu cơng nghiệp Cần Thơ có 34.214 lao động làm việc; trong đó 30.255 lao động chính thức, 3.959 lao động thời vụ. Cụ thể, Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 có 17.304 lao động, giảm 162 lao động so với năm 2011; Khu Cơng nghiệp Trà Nóc 2 có 11.550 lao động, giảm 626 lao động so với năm 2011, Khu Công nghiệp Hưng Phú 1 có 443 lao động, tăng 71 lao động so với năm 2011; Khu Công nghiệp BMC - Hưng Phú 2 có 522 lao động, tăng 1 lao động so với năm 2011; Khu Công nghiệp Thốt Nốt có 4.395 lao động, tăng 683 lao động so với năm 2011. Trong số 34.214 lao động trong các khu cơng nghiệp Cần Thơ, có 8,1% lao động có trình độ đại học, 8,9% lao động có trình độ trung cấp, 83% lao động phổ thông.

 Về việc làm

Theo thống kê của Trung tâm giới thiệu việc làm Thành Phố Cần Thơ, năm 2013, lực lượng lao động trên 15 tuổi của toàn thành phố là 874.011 người. Trong đó, số lao động nam là 431.054 người, nữ là 442.957 người, ở thành thị là 546.788 người, ở nông thôn là 327.223 người. Số người thất nghiệp 6.507 người. Lao động làm việc trong độ tuổi: tỷ trọng nữ thấp hơn nam giới chỉ chiếm 41,8%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp là 15,1% và tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ là 43,1%. Thất nghiệp trong độ tuổi: tỷ trọng thất nghiệp là nữ chiếm 52,2%.

3.1.4. Tình hình kinh tế

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, năm 2012, giá trị tăng thêm GDP (giá so sánh với 1994) đạt 22.000 tỉ đồng, tăng 11,55% so với

GVHD: Cô NGUYỄN TRI NAM KHANG 47 SVTH: MÃ BÌNH PHÚ năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng tương ứng với 2.514 USD, tăng 174 USD so với năm 2011 (phấn đấu năm 2013 là 2.800 USD/người). Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt khoảng 7.276 tỉ đồng (tính đến tháng 10/2012), đạt 85% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng. Sản xuất cơng nghiệp có dấu hiệu phục hồi, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994), ước thực hiện 23.600 tỉ đồng, đạt 89% kế hoạch, tăng 11,4% so với cùng kỳ; thương mại dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ.

Bảng 3.2. Tăng trưởng GDP của TP.Cần Thơ và ĐBSCL giai đoạn 2008-2012

2008 2009 2010 2011 2012

Cần Thơ 16,2% 13,07% 15,03% 14,6% 11,55% ĐBSCL 12,3% 10,08% 12,2% 12,12% 10,13%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ qua các năm)

 Về nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn TP Cần Thơ, Cần Thơ hiện có diện tích đất nơng nghiệp khoảng 115.000 ha, được sử dụng để trồng lúa,

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ siêu thị tại thành phố cần thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)