1.4.2.1. Tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trong kinh doanh Các NHTM nhà nước được nhà nước cấp vốn điều lệ và bổ sung theo quy mô tăng trưởng và mức độ tổn thất tài sản do những rủi ro khách quan xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh khi phải thực hiện các mục tiêu phi lợi nhuận theo chỉ định của chính phủ như: chính sách xã hội, an ninh chính trị, ưu đãi đầu tư..vv., điều này tạo ra sức ỳ và ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, các NHTM nhà nước hoạt động thiếu năng động, hiệu quả thấp, cơ chế tín dụng lỏng lẻo, thủ tục rườm rà, năng lực quản trị kém, thường xuyên phát sinh nợ xấu, nợ khó địi, nợ khơng cịn khả năng chi trả, tạo gánh nặng cho xã hội và nền kinh tế.
Cổ phần hóa các NHTM nhà nước sẽ phát huy được nội lực, sự năng động cho các ngân hàng được cổ phần hóa nhằm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới cơ chế quản trị điều hành, điều chỉnh định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, tránh tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình NHTM cùng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật theo như cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO. Sự bình đẳng được thể hiện thông qua những lĩnh vực cơ bản sau đây:
- Các NHTM được hoạt động trong môi trường pháp lý như nhau (luật kinh tế, luật TCTD, luật phá sản, các cơ chế chính sách và sự điều hành vĩ mơ về tài chính, tiền tệ tín dụng, quản lý ngoại hối của nhà nước).
- Lĩnh vực hoạt động và môi trường đầu tư như nhau (về huy động vốn, sản phẩm dịch vụ, cấp tín dụng cho những ngành nghề kinh doanh đặc biệt).
- Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước áp dụng đối với các loại hình TCTD, NHTM là như nhau theo một tỷ lệ thống nhất không bị phân biệt đối xử.
- Chế độ báo cáo, thống kê công khai nhằm đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác như: báo cáo thường niên, báo cáo kiểm tốn, báo cáo thu nhập chi phí.
1.4.2.2. Hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thế giới
Cổ phần hóa NHTM nhà nước tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt nam hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thế giới và đây được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng Việt nam trong thời gian tới đem lại nhiều cơ hội cho sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm, vốn, quản trị điều hành và cơng nghệ ngân hàng. Q trình hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thế giới sẽ giúp ngành ngân hàng Việt nam tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn thơng qua việc phát hành trái phiếu, niêm yết cổ phiếu của chính phủ và doanh nghiệp trên các thị trường chứng khoán quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngồi muốn tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường Việt nam; cụ thể năm 2005 lần đầu tiên chính phủ Việt nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với số vốn là 750 triệu USD, đợt thứ 2 vào năm 2007 đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế với kỳ hạn 10-30 năm, đợt thứ ba vào năm 2010 phát hành 1 tỷ USD ra thị trường quốc tế với kỳ hạn 10 năm, hoặc Cơng ty CP Hồng Anh Gia Lai đầu năm 2011 đã phát hành thành công trái phiếu vào thị trường trái phiếu chuyển đổi Singapore, những đợt phát hành này đều rất thành cơng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của những sản phẩm tài chính mới, đẩy mạnh phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các NHTM Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và cơng nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngồi cùng với q trình chuyển giao cơng nghệ gia tăng mạnh mẽ khi họ tham gia vào thị trường Việt nam. Việc dỡ bỏ các hạn chế hiện tại cho phép các định chế tài chính và cơng ty chứng khốn 100% vốn nước ngồi tham gia vào thị trường trong nước đã đóng góp lớn vào sự phát triển của các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế của Việt Nam.
1.4.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Theo lộ trình đã cam kết khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), đến ngày 01/01/2011, các ngân hàng nước ngồi được phép hoạt động bình đẳng với các TCTD trong nước, do các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại, kinh nghiệm về quản trị, quản lý rủi ro hàng trăm năm, có thương hiệu mạnh, sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng, đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực và được đào tạo bài bản, tác phong chuyên nghiệp, phục vụ tận tình chu đáo dễ tạo ra một sự cuốn hút với khách hàng. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt này, các NHTM trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh về mọi mặt như: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, hệ thống quản trị rủi ro, thị phần, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mở rộng các kênh phân phối xuống cơ sở nhằm chiếm lĩnh thị trường, tận dụng mối quan hệ khách hàng lâu năm sẵn có để cung cấp một cách đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tiên tiến hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng cũng cần chú trọng đến các sản phẩm dịch vụ có tính chun biệt phù hợp thị hiếu và sở thích của thị trường trong nước và từng địa phương tạo sự thuận lợi, tiện nghi, thoải mái, hài lòng cho khách hàng giao dịch, từ đó củng cố và duy trì mạng lưới khách hàng truyền thống, hợp tác tồn diện, gắn bó chặt chẽ, lâu dài, sử dụng các sản phẩm dịch vụ trọn gói của nhau. Gấp rút triển khai mơ hình ngân hàng bán lẻ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phân loại khách hàng, phân chia khu vực phục vụ với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt chăm sóc khách hàng chiến lược, thực hiện đổi mới, cải tiến tác phong giao dịch của đội ngũ nhân viên theo phương châm”khách hàng là thượng đế và sự thành cơng của khách hàng cũng chính là sự thành cơng của ngân hàng”.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã nêu được khung lý thuyết của đề tài đó là tổng quan về NHTM và cổ phần hóa NHTM, trong đó hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về chức năng và nghiệp vụ của NHTM, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tế cơng tác cổ phần hóa nói chung và cổ phần hóa các NHTM nhà nước ở Việt nam thời gian qua nói riêng. Ngồi ra chương 1 cũng đã đưa ra một số tác động cơ bản của cổ phần hóa đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt nam.
Mặc dù có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tuy nhiên theo quan điểm và góc độ nhìn nhận riêng, người viết đã đưa ra một số nhóm tiêu chí cơ bản, tiêu biểu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đây chính là cơ sở, hành trang để luận văn bước vào chương 2: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM nhà nước trước và sau khi thực hiện cổ phần hóa, đó là Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (VietinBank CN.TP.HCM).
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CN TP.HCM CỦA VIETINBANK CN TP.HCM
2.1. Khái quát về VietinBank và VietinBank CN TP.HCM