2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.3 Tiền mặt và giá trị công ty
2.3.1 Lý thuyết về giá trị công ty
Nắm giữ tiền mặt giúp công ty đáp ứng kịp thời các cơ hội đầu tư từ đó tác động đến giá trị công ty. Saddour (2006) thực hiện nghiên cứu với các công ty ở Pháp giai đoạn 1998-2002 đã kết luận rằng giá trị thị trường của các cơng ty được tính bằng TOBIN’S Q tỷ lệ thuận với mức độ nắm giữ tiền mặt. Trong một nghiên cứu khác của nhóm Pinkowitz và cộng sự (2006), cho rằng ở các nước bảo vệ nhà đầu tư kém so với các nước khác mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty là không đáng kể. Đứng ở một góc độ xem xét chi phí đại diện, Jensen (1986) cho rằng các công ty nắm giữ lượng tiền mặt lớn không được đánh giá cao vì điều này làm tăng chi phí đại diện. Tương tự như vậy, Harford (1999) cũng giải thích rằng các cơng ty nắm giữ lượng tiền mặt lớn làm giảm đi giá trị của cơng ty vì các cơng ty này có xu hướng thực hiện đầu tư sáp nhập và mua lại (M&A).
2.3.2 Lý thuyết về tiền mặt tối ưu
Nắm giữ tiền mặt có lợi ích và cả chi phí cho cơng ty. Do đó, một mức tiền mặt tối ưu có thể tồn tại là ở đó giá trị của cơng ty là tối đa. Theo Stiglitz (1974), trong trường hợp có thị trường hồn hảo, quyết định tài chính của các cơng ty sẽ khơng ảnh hưởng đến giá trị của nó. Theo lý thuyết này, tài trợ bên ngồi ln ln sẵn có và lãi suất huy động trên thị trường ln là hợp lý. Vì vậy, việc giữ tài sản lưu động sẽ là khơng thích hợp và quyết định đầu tư tài sản lưu động sẽ không ảnh hưởng đến sự giàu có của cổ đông (Opler và cộng sự, 2001). Tuy nhiên, trong thực tế thị trường là khơng hồn hảo điều này ngụ rằng có tồn tại một mức tiền mặt tối ưu có thể cân bằng giữa chi phí và lợi ích đồng thời có thể tối đa hóa giá trị của công ty. Để xác định mức tiền mặt tối ưu tác giả thảo luận lợi ích và chi phí từ việc nắm giữ tiền mặt.
Lợi ích việc nắm giữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu phát sinh trong hoạt động của công ty. Tiền mặt cũng là quỹ dự trữ an tồn cho cơng ty trong những tình huống bất khả kháng. Là nguồn tài trợ kịp thời cho dự án, cơ hội đầu tư của công ty. Nếu việc tiếp cận thị trường vốn là dễ dàng, nghĩa là bất kể tính thanh khoản của cơng ty như thế nào công ty sẽ luôn luôn nhận được nguồn tài trợ từ bên ngồi thì việc nắm giữ tiền mặt là không cần thiết. Tuy nhiên, do sự hiện diện của bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và con nợ, để có được nguồn tài trợ bên ngồi các cơng ty phải rất khó khăn và tốn kém. Điều này có thể dẫn đến vấn đề đầu tư dưới mức và có khả năng các cơng ty sẽ lựa chọn là khơng phát hành chứng khốn để tài trợ, vì họ sẽ khơng sẵn sàng để phát hành chứng khoán dưới giá (undervaluated), do đó sẽ bỏ qua một cơ hội đầu tư có NPV dương (Myers, 1977). Vì vậy, nắm giữ tiền mặt cao sẽ làm tăng khả năng nâng cao giá trị công ty khi thực hiện dự án và ngược lại nếu thiếu tiền mặt thì dự án dễ bị bỏ qua; nắm giữ tiền có thể làm giảm sự phụ thuộc của cơng ty có nguồn tài trợ bên ngồi tốn kém và khó tiếp cận. Như Keynes (1936) đề xuất, một lợi thế lớn của việc có tài sản lưu động trong bảng cân đối là các cơng ty có thể thực hiện các dự án có giá trị khi chúng phát sinh. Ngồi ra, nắm giữ tài sản lưu động đảm
bảo tính thanh khoản của cơng ty, làm giảm khả năng phát sinh khủng hoảng tài chính, giảm chi phí trong trường hợp các hoạt động của công ty không tạo ra dòng tiền đủ để đáp ứng nợ đến hạn phải trả (Faulkender và Wang, 2006). Với lý do phịng ngừa, các cơng ty tích trữ tiền mặt để bảo vệ cơng ty mình, chống lại những cú sốc bất lợi từ dịng tiền. Do đó, cơng ty tránh khó khăn về thanh khoản cho các chi phí bất thường khơng kiểm sốt được.
Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của cơng ty, các chi phí do việc thiếu hụt tiền mặt hoặc chi phí huy động vốn sẽ khác nhau. Chi phí nắm giữ tiền mặt phát sinh là vì những lý do sau:
Lợi nhuận từ nắm giữ tiền mặt là thấp (lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp), đặc biệt là nếu các công ty từ bỏ nhiều cơ hội đầu tư để nắm giữ mức tiền mặt. Dittmar và cộng sự (2003) đề cập đến sự khác biệt giữa lợi tức bằng tiền mặt và lãi suất sẽ phát sinh để tài trợ cho tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
Dự trữ tiền mặt có thể phát sinh chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý. Nhà quản lý có thể lãng phí nguồn vốn làm suy giảm lợi ích cổ đơng (Jensen và Meckling, 1976). Cũng có nhiều tranh luận về vấn đề này theo Myers và Majluf (1984) lập luận rằng nắm giữ mức tiền mặt lớn tránh tài trợ từ nguồn vốn bên ngồi vì tiền mặt là nguồn tài trợ có tính linh hoạt cho công ty, cũng khơng mang lại chi phí đại diện. Theo Jensen (1986) đề xuất rằng một cách tối ưu nhất cho các công ty là chỉ nên giữ tiền mặt tối thiểu vì số dư tiền mặt dư thừa địi hỏi chi phí đại diện nhưng sẽ khơng là nguồn tài trợ có tính linh hoạt. Tuy nhiên, theo DeAngelo và DeAngelo (2007) cho rằng tiền mặt mang lại cả chi phí đại diện và tính linh hoạt cho nguồn tài trợ. Việc tích lũy tiền mặt khơng chỉ lợi (Myers và Majluf, 1984) mà còn chịu áp lực từ các nhà đầu tư của các công ty về việc hạn chế tiền mặt nắm giữ để giảm thiểu chi phí đại diện, trong khi đó các nhà quản lý mong muốn duy trì mức tiền mặt để tài trợ cho những nhu cầu có thể phát sinh bất ngờ.
công ty. Các công ty cần tiền để điều hành các hoạt động kinh doanh cũng như có thể tận dụng lợi thế của cơ hội đầu tư để thu lợi nhuận tương lai và để phòng ngừa các tình huống khơng lường trước được. Ngược lại, lý thuyết dòng tiền tự do mặc nhiên cho rằng nắm giữ tiền mặt gây phương hại cho các cơng ty. Vì tăng tiền mặt tăng chi phí đại diện.
Như vậy, kiểm tra các nghiên cứu cho hai hiệu ứng khác nhau của nắm giữ tiền trên giá trị công ty.
Một mặt, duy một mức tiền mặt thấp hơn tiền mặt giao dịch, động cơ phòng ngừa sẽ chiếm ưu thế nghĩa là tiền mặt là có lợi cho các cơng ty. Vì vậy tăng mức tiền mặt là tiền thân của tăng giá trị công ty.
Mặt khác, duy trì mức tiền mặt cao, lý thuyết dòng tiền tự do sẽ chiếm ưu thế nghĩa là tiền mặt là khơng có lợi. Vì vậy tăng mức độ tiền có thể làm giảm