.Phân đoạn mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống thông tin di động vệ tinh (Trang 36 - 38)

Phân đoạn mặt đất gồm có ba phần tử mạng chủ yếu: Trạm mặt đất cố định, trung tâm điều khiển mạng (NCC), và trung tâm điều khiển vệ tinh (SCC).

Các trạm mặt đất cố định cung cấp các điểm vào cố định đến mạng truy nhập vệ tinh bằng cách cung cấp một kết nối đến mạng lõi, ví dụ mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN và mạng di động mặt đất công cộng(PLMN) thông qua các tổng đài nội hạt. Trạm mặt đất đơn giản có thể được kết hợp với một búp sóng vệ tinh, ngồi ra nó có thể cung cấp nhiều hơn một búp sóng trong trường hợp vùng phủ sóng có các búp sóng gối nhau. Như vậy một cổng chính cho phép các thiết bị đầu cuối của người sử dụng được truy cập đến mạng cố định thơng qua một vùng phủ sóng cụ thể của chúng.

Hình 2-10: Mơ tả cấu trúc bên trong một cổng chính

Trong sơ đồ cấu trúc trên: Cổng con chính GWS gồm hệ thống con thu phát GTS, và bộ điều khiển trạm cổng chính GSC .

Trung tâm điều khiển mạng NNC cũng như trạm quản lý mạng NMS được kết nối với hệ thống quản lý thông tin khách hàng CIMS để phối hợp truy nhập đến nguồn vệ tinh và tạo các chức năng logic để phối hợp trong việc quản lý và điều khiển mạng .

2.1.3. Phân đoạn không gian

Phân đoạn không gian cung cấp kết nối giữa những người sử dụng mạng và các cổng chính. Phân đoạn khơng gian của các thế hệ vệ tinh mới sau này cung cấp kết nối trực tiếp giữa các người sử dụng di động vệ tinh. Phân đoạn khơng gian vệ tinh có thể bao gồm một hoặc nhiều chùm vệ tinh và mỗi chùm có quỹ đạo và thơng số

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II-CẤU TRÚC HỆ THỐNG

vệ tinh riêng. Các chùm vệ tinh thường được tạo thành bởi một dạng quỹ đạo cụ thể. Việc lựa chọn các thông số quỹ đạo của một phân đoạn không gian được xác định bởi các yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) đối với vùng phủ sóng như mong muốn.

Hiểu một cách đơn giản thì chức năng của một vệ tinh truyền thơng có thể xem như một bộ lặp từ xa mà chức năng chủ yếu của nó là thu sóng mang vơ tuyến và truyền lại cho các máy thu theo tuyến xuống. Các vệ tinh truyền thơng ngày nay có các bộ lặp đặt đa kênh và chúng làm việc giống như bộ lặp tiếp sức của các tuyến vi ba mặt đất. Con đường của mỗi kênh trong bộ lặp đa kênh gọi là bộ phát đáp, trong đó bao gồm nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu, triệt nhiễu và chuyển đổi tần số.

Các vệ tinh có thể kết nối với nhau thông qua các tuyến kết nối giữa các hệ thống với nhau (ISL..) hoặc giữa các quỹ đạo với nhau (IOL..) hoặc có thể hỗn hợp các kết nối để hình thành các mạng trong khơng gian.

Hình 2.3. Mơ tả ví dụ bốn kiểu kết nối mạng vệ tinh truyền thơng, trong đó sử dụng cả vệ tinh khơng địa tĩnh (NGEO) và vệ tinh địa tĩnh (GEO) kết hợp với nhau.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II-CẤU TRÚC HỆ THỐNG

2.1.4. Các kênh logic

Các mạng thơng tin di động vệ tinh cũng có cấu trúc kênh tương tự như các phần mặt đất tương ứng của chúng. Quan trọng ở đây là khi tích hợp giữa các mạng tương ứng với nhau. Ví dụ việc tích hợp các kênh theo chuẩn Châu Âu ETSI với các đặc tính của vơ tuyến di động vệ tinh địa tĩnh GMR.

Các kênh lưu lượng vệ tinh S-TCH được sử dụng để mang tín hiệu thoại đã được mã hóa hoặc dữ liệu của người sử dụng.Các kênh logic GMR-2 của ETSI được tổ chức giống như hệ thống di động GSM.Chúng được phân thành các kênh lưu lượng và các kênh điều khiển. Khuyến nghị (ETS-99b) sử dụng bốn kênh lưu lượng:

- Kênh lưu lượng vệ tinh toàn tốc độ S-TCH/F: Tốc độ khối dữ liệu là 24 kbit/s. - Kênh lưu lượng vệ tinh 1/2 tốc độ S-TCH/H: Tốc độ khối dữ liệu là 12 kbit/s. - Kênh lưu lượng vệ tinh 1/4 tốc độ S-TCH/Q: Tốc độ khối dữ liệu là 6 kbit/s/ - Kênh lưu lượng vệ tinh 1/8 tốc độ S-TCH/E: Tốc độ khối dữ liệu là 3 kbit/s. Các kênh điều khiển được sử dụng để mang tín hiệu báo hiệu và tín hiệu đồng bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống thông tin di động vệ tinh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w