"MỘT CỬA" TẠI TỈNH BẮC GIANG
2.2.1. Triển khai công tác cải cách hành chính tại Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.
Diện tích tự nhiên là 3.850 km2, trong đó diện tích nơng lâm nghiệp chiếm
58%. Dân số của tỉnh gần 1,6 triệu người với 25 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc
ít người chiếm 10% dân số trong tỉnh. Đơn vị hành chính gồm có 09 huyện,
01 thành phố; trong đó có 06 huyện miền núi, 01 huyện vùng cao và 230 xã
phường, thị trấn.
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001, với mục tiêu chung của Chương trình
tổng thể là:
Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa[5].
Chương trình tổng thể đã xác định 9 mục tiêu cụ thể, 4 nội dung của cải cách hành chính, 7 chương trình hành động và 5 giải pháp thực hiện, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương và chính
quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện. Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt đến tồn thể đội ngũ đảng viên, cán bộ, cơng chức, viên chức về mục đích, u cầu, quan điểm, nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Sở Nội vụ - cơ quan thường trực cơng tác cải cách hành chính cấp tỉnh đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng về các nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính.
Chỉ đạo tổ chức phổ biến, tun truyền chương trình tổng thể cải cách hành chính thông qua các hội nghị thông tin, giao ban, tọa đàm, sơ kết, tổng kết, bản tin thông báo nội bộ của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; qua đó, nhận thức của cán bộ, công chức từng bước được nâng lên; tư duy của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được đổi mới, hướng tới xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại.
Thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 của
Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/8/2001 Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số
36-NQ/TU để xác định rõ nhiệm vụ của cơng tác cải cách hành chính, thực
hiện việc xây dựng và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh
đến cơ sở là một trong 6 chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm thực hiện
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2001-2005).
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủyban nhân dân tỉnh
Cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 1 (2001-2005); tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính các cấp. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; định kỳ kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của tỉnh) đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện Quyết
định 181/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thực hiện cơ chế
"một cửa"tại các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền các nội dung của cải cách hành chính; phối hợp với các ngành chức năng và các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên giám sát, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện. Kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ
trương, giải pháp giúp Tỉnh ủy, Ủyban nhân dântỉnh và Ban Chỉ đạo cải cách
hành chính cấp tỉnh trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện, nhằm xây dựng nền hành chính từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đơn vị.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ ban hành
kèm theo Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số
24- KH/TU ngày 04/10/2007 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về
đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Kế hoạch đã xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đồng thời đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Quyết định số 66/QĐ-UBND
ngày 30/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch cải
vụ cơ bản của cơng tác cải cách hành chính trong đó trọng tâm là cải cách thủ
tục hành chính. Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 07/9/2007 về việc triển khai
thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành
Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 quy định thống nhất thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố với 62 cơng việc thuộc 10 lĩnh vực; trong đó có 1 cơng việc thực
hiện liên thơng với cấp tỉnh; Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 06/3/2008
quy định thống nhất việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại Ủyban nhân dân cấp xã với 35 công việc thuộc 5 lĩnh vực, trong đó có 5 cơng
việc thuộc lĩnh vực đất đai được thực hiện liên thông với cấp huyện. Đồng thời, đã ban hành các quyết định, quy định về các lĩnh vực, công việc thực
hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các sở, cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh; Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 30/8/2008 phê duyệt kế hoạch hoạt động của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh theo Quyết định số
30/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dântỉnh, Ủyban nhân dân các
huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện khá tốt các nội dung trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị địa phương mình, điển hình là thành phố Bắc Giang, huyện Việt Yên,
huyện Lạng Giang, Sở Giao thơng - Vận tải, Sở Nội vụ, Văn phịng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch -Đầu tư, Công an tỉnh...
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong cơng tác cải
cách hành chính ở các cấp, các ngành luôn được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh quan tâm và kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên
ương, của tỉnh tổ chức tuyên truyền sâu, rộng tới các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về các nội dung chương trình cải cách hành chính.
Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh đã dành riêng một chuyên mục tuyên truyền
nội dung và những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trìnhtổng thể cải
cách hành chínhở ban, ngành, đồn thể từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, trong các bản tin, trang tin điện tử của các cơ quan, đơn vị cũng thường xuyên có chuyên trang tuyên truyền về nội dung cải cách hành chính như: Bản tin Tư pháp, bản tin Hội Luật gia, bản tin Hội đồng nhân dân, Trang thông tin điện
tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố... Tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về chương trình cải cách hành chính như Cuộc thi tìm hiểu Chương trình
tổng thể cải cách hành chính trong cán bộ, cơng chức của Cơng đồn Viên chức tỉnh; cuộc thi Thanh niên với Cải cách hành chính của Đồn thanh niên các cơ quan tỉnh... Trong 10 năm qua, đã có hơn 700 tin, bài, phóng sự... tun truyền về cơng tác cải cách hành chính được đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Cơng tác tun truyền về cải cách hành chính trong
thời gian qua đã góp phần giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình
tổng thể cải cách hành chính.
Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủyban nhân
dân tỉnh, Sở Nội vụ… thường xuyên xây dựng các kế hoạch và tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát về cơng tác cải cách hành chính ở các cơ
quan, đơn vị trong tỉnh. Các Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dântỉnh, Ủy ban
nhân dâncác huyện thành phố đều đã xây dựng kế hoạch và tiến hành tự kiểm tra, thanh tra các nội dung liên quan đến cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Cơng tác kiểm tra được tiến hành nghiêm túc, có trọng tâm,
đảm bảo đúng quy trình như: xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra,
lồng ghép với các đợt thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện; kiểm tra báo cáo của các cơ quan, đơn vị; họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất với lãnh đạo
các phòng, ban, cơ quan cấp dưới. Kết quả đã có 146 cuộc kiểm tra được tổ chức, trong đó: Tự kiểm tra là 77 cuộc. Công tác kiểm tra tập trung vào các
nội dung như: Kiểm tra việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa;
kiểm tra việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; kiểm tra việc thực hiện cải cách tài chính cơng; kiểm tra tiến độ tổ chức thực hiện đơn giản hố thủ tục
hành chính theo Đề án 30.... Thơng qua các cuộc kiểm tra, giám sát đã phát
hiện những thiếu sót, tồn tại trong q trình triển khai thực hiện, như: Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, tinh thần thái độ làm việc của cơng chức viên chức ở các cơ quan, đơn vị. Từ đó tham mưu, đề xuất các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục.
Trong năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức 2 cuộc điều tra: về tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, phiền hà trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cơng ở các cơ quan, đơn vị thuộc các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; về suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp và người dân đối với các thủ tục liên quan đến dịch vụ công trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng điều tra là chủ doanh nghiệp, nông dân, cán bộ công chức,
cán bộ quản lý, hưu trí và thành phần khác. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 3.000 phiếu, tổng sốphiếu thu vềlà 3.000 phiếu, đạt tỷlệ100%. Kết quả điều
tra thu được phản ánh cơ bản tình hình thực hiện cải cách hành chính trên địa
bàn tỉnh trong thời gian qua. Đa số ý kiến đánh giá kết quảthực hiện cải cách
hành chính trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt. Kết quả cải cách hành chính đã
tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đồng thời, thông qua điều tra giúp Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh có thêm kênh thơng tin trong q trình
lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát
Trong 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính,
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dântỉnh đã tổ chức hơn 30 hội nghị
sơ kết, tổng kết theo năm và từng giai đoạn... Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức
hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong q trình triển khai thực hiện. Thơng qua hội nghị để đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, giúp cho cơng
tác lãnh đạo, chỉ đạo trong q trình triển khai.
Nhìn chung, qua 10 năm thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:
Về cải cách thể chế
-Về lĩnh vực kinh tế:Đã xây dựng và ban hành văn bản cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng khu cơng nghiệp, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần
kinh tế phát triển; phân cấp, uỷ quyền cho các Sở và cấp huyện trên nhiều lĩnh
vực… Ủy ban nhân dântỉnh đã ban hành một số văn bản có liên quan đến cải
cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực như: Quyết định số 34/QĐ-UB
về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2002-2010; Quyết
định số 04/2008/QĐ-UBND quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang; Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định trình tự, thủ
tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số
32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
-Về lĩnh vực hành chính:Tiếp tục hồn thiện, đổi mới việc hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ như: Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Thanh tra, Luật cán bộ, công chức,… đã tạo hành lang pháp lý minh bạch và thuận lợi hơn trong quá trình quản lý. Các văn bản hướng dẫn của tỉnh đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong hệ thống hành chính,
loại bỏ phần lớn sự trùngchéo và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ và bước
đầu đã phân rõ được hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Tách việc quản lý các doanh nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính, xã hội hóa một số lĩnh vực sự nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.