3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Mô tả các biến
3.4.2 Biến độc lập
Tương tự các nghiên cứu trước đây, tác giả chia các biến độc lập chia làm 2 nhóm. Fit là một trong 3 chỉ số chiều sau tài chính mà tác giả đang muốn xem xét ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào (do chỉ xem xét lần lượt mối quan hệ từng biến chiều sâu tài chính với biến phụ thuộc). Các lý thuyết và nghiên cứu truyền thống thường sử dụng quy mô của lĩnh vực trung gian tài chính có liên quan đến hoạt động kinh tế để đo lường sự phát triển của tài chính hay “chiều sâu tài chính” (Goldsmith (1969), McKinnon (1973)). Họ cho rằng quy mơ của các trung gian tài chính sẽ có mối quan hệ tích cực với việc cung cấp dịch vụ tài chính. Do đó, tác giả cũng sử dụng 3 chỉ số như trong nghiên cứu của Rousseau và Wachtel (2005) để đại diện cho chiều sâu tài chính. Tuy nhiên do dữ liệu tiền mở rộng M3 của các quốc gia đang phát triển rất khó thu thập vì vậy tác giả thay thế bằng M2.
Xit là tập nhóm các biến giải thích đại diện cho các yếu tố khác ngồi chiều sâu tài chính mà đã được chứng minh cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (các biến Xit được đưa vào cùng lúc trong mơ hình, trong tất cả các lần xem xét mối quan hệ giữa từng biến chiều sâu tài chính với biến phụ thuộc). Tập các biến giải thích khác được đưa vào nghiên cứu nhằm đảm bảo mơ hình phản ánh được đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. So với Rousseau và Wachtel (2005), tác giả cũng sử dụng biến chi tiêu chính phủ trên GDP. Tuy nhiên tác giả thay thế tỷ lệ giá trị thương mại trên GDP bằng tỷ lệ xuất khẩu trên GDP do kỳ vọng xuất khẩu sẽ phản ánh tác động lên GDP rõ hơn tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Tác giả khơng sử dụng biến GDP thực bình qn đầu người tại năm đầu tiên và tỷ lệ đến trường trung học tại năm đầu tiên của giai đoạn nghiên cứu do khoảng thời gian nghiên cứu chỉ có 18 năm nên khả năng hội tụ GDP và giáo dục khó đạt được trong ngắn hạn2
. Tác giả bổ sung thêm 2 biến tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng
trưởng dân số như trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về lý thuyết tăng trưởng và cũng đã được King và Levine (1993) sử dụng.
3.4.2.1 M2 (the ratios to GDP of liquid liabilities): tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP (= M2/GDP).
Do dữ liệu M3 của các quốc gia Châu Á đang phát triển khơng có đầy đủ vì vậy tác giả sử dụng thước đo M2 hẹp hơn. Tuy nhiên M2 vẫn có thể được xem thước đo tiêu chuẩn của chiều sâu tài chính, đo lường được quy mô tổng thể của hoạt động trung gian tài chính, hồn tồn phù hợp để có thể áp dụng cho các nước có nền tài chính vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển. Tuy nhiên M2 trong nhiều trường hợp phản ánh chính sách tiền tệ hơn là thể hiện chính xác chiều sâu tài chính. Chính phủ dùng M2 như một cơng cụ để kiểm soát lạm phát (tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng), hoặc ngược lại nới lỏng định lượng, bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngồi ra M2 khơng đánh giá được chất lượng của các dịch vụ tài chính như quản lý rủi ro và xử lý thông tin.
M2 là tiền mở rộng bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi khơng kỳ hạn ngoại trừ tiền gửi của chính phủ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư ngoại trừ của chính phủ (Theo định nghĩa của IMF và WB)
3.4.2.2 QUASI (M2 less M1 to GDP): tỷ lệ của tiền M2 trừ đi tiền M1 so với GDP (= (M2-M1)/GDP)
Tương tự như Rousseau và Wachtel (2005), tác giả sử dụng M2 trừ cho M1 nhằm loại bỏ các tài sản giao dịch thuần túy, cơ bản (tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn), chỉ giữ lại các tài sản tài chính “cao cấp” hơn nằm trong hệ thống trung gian tài chính3. Như vậy QUASI chỉ bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư ngoại trừ của chính phủ. Việc loại bỏ tiền mặt trong M2, đưa QUASI vào mơ hình nhằm phản ánh đúng hơn dòng vốn thực sự đang nằm
3
Ngân hàng Châu Á và IMF định nghĩa tiền (M2-M1) là “quasi money” (“Quasi money refers to time, savings, and foreign currency deposits of resident sectors other than the central government”, trích dẫn
trong hệ thống trung gian tài chính, có khả năng sẵn sàng cho vay trong nước hoặc tài trợ các dự án đầu tư mới, hay nói cách khác thể hiện chính xác hơn chiều sâu phát triển của nền tài chính. Qua quy mô của biến QUASI có thể thấy được một quốc gia có hệ thống trung gian tài chính phát triển mạnh hay khơng, tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng hay giao dịch bằng tiền mặt cao, khả năng tích lũy và phân phối vốn, quy mơ dịng vốn trong dài hạn... Tuy nhiên, cũng giống M2, QUASI nhiều khi thể hiện kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ hơn là phản ảnh chiều sâu tài chính, hoặc là tỷ lệ QUASI tăng cao một phần do lượng tiền kiều hối chuyển từ nước ngoài về sau thời gian mở cửa kinh tế (ví dụ như ở Việt Nam)…
3.4.2.3 PRIVATE (credit allocated to the private sector): tỷ lệ tín dụng nội địa khu vực tư nhân so với GDP (= tỷ lệ các khoản cho vay cung cấp đến khu vực tư nhân phi tài chính so với tổng tín dụng nội địa).
Chỉ số này đo lường phạm vi tín dụng được chuyển đến khu vực tư nhân, khơng tính đến tín dụng cho các cơng ty nhà nước hoặc chính phủ. Một hệ thống tài chính chỉ đơn giản cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước hay chính phủ có thể khơng làm tốt cơng tác đánh giá quản lý, lựa chọn dự án đầu tư, phân tán rủi ro và cung cấp dịch vụ tài chính như các hệ thống tài chính phân phối tín dụng đến khu vực cá nhân. Khi PRIVATE càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng tư nhân càng tăng trưởng, tỷ lệ khu vực tư được tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất hay tiêu dùng gia tăng. Tuy nhiên nhược điểm của PRIVATE là có thể phản ánh tồn bộ quy mô của khu vực tư nhân và mức độ đi vay của khu vực tư nhân nên vì thế khơng thể hiện chính xác mức độ của các dịch vụ tài chính. Hơn nữa, mức tín dụng cao cho khu vực tư nhân có thể đơn giản phản ánh bong bóng tài sản và sự lỏng lẻo trong cơ chế cho vay không đầy đủ. Tuy vậy, việc đưa chỉ số này vào để xem xét sẽ củng cố thêm thơng tin về sự phát triển tài chính trong nghiên cứu của tác giả.
3.4.2.4 EXPORT (the ratio of export to GDP) – tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên GDP (= tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP)
Mặc dù cán cân thương mại (xuất khẩu ròng) mới được tính vào giá trị của GDP, tuy nhiên bởi vì tổng giá trị xuất khẩu thể hiện quy mơ mở rộng tiêu dùng và
sản xuất của nền kinh tế do đó có thể được xem như là một yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi tỷ lệ này tăng cao, tác giả cho rằng GDP bình quân đầu người cũng sẽ gia tăng.
3.4.2.5 GOV (the ratio of govermental final consumption to GDP) – tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (= tổng giá trị chi tiêu cuối cùng của chính phủ trên GDP)
Chi tiêu cuối cùng của chính phủ bao gồm tổng chi tiêu cho khu vực hộ gia đình và chi tiêu chung cho chính phủ (chi lương, quốc phịng, an ninh...). Chi tiêu chính phủ q mức và khơng hợp lý dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước, gia tăng nợ cơng buộc chính phủ phải tăng thuế trả lãi nợ vay, làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vơ ích về phúc lợi xã hội hoặc tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài, khả năng tiêu dùng giảm sút. Do đó, khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP tăng càng cao, tác giả cho rằng GDP bình qn đầu người sẽ có xu hướng giảm.
3.4.2.6 INF (inflation ratio): tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, Sự mất giá của đồng tiền làm vơ hiệu hố hoạt động hạch toán kinh doanh, thúc đẩy q trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp.
Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước khơng cịn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm. Do đó, khi lạm phát tăng cao, tác giả cho rằng GDP bình quân đầu người cũng sẽ có xu hướng giảm như đối với tác động của biến GOV.
3.4.2.7 POP (population grow): tỷ lệ tăng dân số hàng năm.
Tác giả chọn biến POP đưa vào mơ hình vì dân số là một vấn đề nổi bật của khu vực Châu Á, khi mà ở đa số các quốc gia kém hoặc đang phát triển thì việc kiểm sốt, hạn chế tốc độ gia tăng dân số cịn gặp khó khăn.
Sự gia tăng dân số nhanh làm cản trở lớn tới tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi hạ tầng cơ sở không kịp phát triển để đáp ứng nhu cầu tương ứng. Dân số tăng khiến cho nguồn lực bị sẻ chia thay vì gia tăng mức đầu tư nguồn lực bình quân trên đầu người. Tác giả sử dụng biến POP để phản ánh thêm tác động của yếu tố xã hội, yếu tố phi kinh tế đến tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ tăng dân số dương, tác giả cho rằng GDP bình quân đầu người cũng sẽ có xu hướng giảm như đối với tác động của biến GOV, INF ở trên.