Về vấn đề đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch việt nam trên bán đảo đông dương (Trang 36 - 54)

* Đảng và nhà nước đã xác định rõ: cần tạo ra chuyển biến tích cực trong cơng tác đẩu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch trong việc tơn tạo cảnh quan, mơi trường, các di tích lịch sử, văn hố... Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch.

Để thực hiện được các mục tiêu trên chính phủ đã xác định rõ các nhiệm vụ cụ thể: - Thứ nhất: Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch, đặc biệt đối với việc đầu

tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, đầu tư xúc tiến, quảng bá, các cơ chế và chính sách đầu tư.

- Thứ hai: Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Phấn đấu thời kỳ 2001 – 2010 hình thành và đưa vào sử dụng bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia gắn liền với ba địa bàn trọng điểm kinh tế, 17 khu du lịch chuyên đề với những quy mô và mức độ đầu tư khác nhau ở các địa bàn có tiềm năng du lịch, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Thứ ba: đầu tư hợp lý nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo ra các sản phẩm du lịch mới; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch, trường đại học du lịch và tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ xúc tiến quảng bá du lịch...

- Thứ năm: Ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn trọng điểm là Hà Nội và các vùng phụ cận; Hải Phòng – Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam; Văn Phong – Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt; Long Hải – Vũng Tàu – Cơn Đảo; thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận và Rạch Giá - Hà Tiên – Phú Quốc với một số dự án cụ thể sau: Các khu du lịch tổng hợp:

- Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà ( Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước ( Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung.

- Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh ( Khánh Hoà).

- Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia – Suối Vàng (Lâm Đồng - Đà Lạt).

- Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa ( Lao Cai). - Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể ( Bắc Cạn). - Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa ( Hà Nội).

- Khu du lịch văn hóa, mơi trường Hương Sơn ( Hà Tây).

- Khu du lịch văn hoá - lịch sử – sinh thái Tam Cốc – Bích Động ( Ninh Bình). - Khu du lịch văn hố - lịch sử Kim Liên – Nam Đàn ( Nghệ An).

- Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình). - Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đường mịn Hồ Chí Minh ( Quảng Trị) - Khu du lịch văn hố Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn ( Quảng Nam).

- Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né ( Bình Thuận). - Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm ( Lâm Đồng)

- Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ ( thành phố Hồ Chí Minh). - Khu du lịch biển Long Hải – Phước Hải ( Bà Rịa – Vũng Tàu). - Khu du lịch lịch sử – sinh thái Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu). - Khu du lịch biển đảo Phú Quốc ( Kiên Giang).

- Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi ( Cà Mau). - Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai ( Hà Tây).

Căn cứ thực tế hoạt động du lịch và nhu cầu ngày càng tăng của du khách, trong đó q trình phát triển có thể xem xét bổ sung đầu tư một số khu vực chuyên đề ở phụ cận trung tâm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... dọc hành lang các tuyến du lịch quốc gia.

. Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trong tồn quốc cũng như nâng cấp các điểm du lịch dọc theo hành lang các tuyến du lịch quốc gia.

. Giai đoạn trước mắt, song song với việc thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi, cũng dựa vào đầu tư trong nước.

. Bên cạnh đó cũng xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú và tăng chi tiêu của khách.

. Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch ( thị xã) Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên.

. Có sự phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tơn tạo các di tích, cảnh quan mơi trường, khơi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

+ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế. Phát triển khoa học cơng nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu lực kinh doanh du lịch.

Để đạt được mục tiêu trên các biện pháp đã được đưa ra:

. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trong phạm vi cả nước ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng nghề, đại học và trên đại học về du lịch.

.Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động du lịch, tiến tới chuẩn hố chương trình giảng dạy ở các cấp đào tạo.

. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo du lịch; Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, giữa đào tạo và nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ giáo viên.

. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động du lịch, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào tăng trưởng của Ngành.

. Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, cơng nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả internet phục vụ cơng tác tun truyền, quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn bộ ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch.

. Tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam. * Đối với chính phủ Lào.

+ Mục tiêu và chính sách phát triển du lịch của Chính phủ:

Trước năm 1985 Nhà nước Lào không được dự liệu kế hoạch về chiến lược phát triển du lịch.

Sau năm 1985 Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có chính sách mở rộng về hợp tác kinh tế với nước ngoài và Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã chấp nhận sự hỗ trợ giúp đỡ của cơ quan dữ liệu quốc tế ( OMT) lần đầu tiên sang Lào nghiên cứu và ước tính về tiềm lực trong việc phát triển ngành du lịch ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và qua việc nghiên cứu đánh giá một cách tồn diện đó. Nhà nước Lào mới có quyết định phát triển du lịch theo tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên hiện có trong nước, với điều kiện và tiềm lực cụ thể của đất nước.

Căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào thể hiện trong văn kiện Đại hội V, VI về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, ngày 04 tháng 10 năm 1989.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã quyết định nói chung về kế hoạch chính sách phát triển và đẩy mạnh việc du lịch đã qua kỳ họp của Nhà nước ngày 02 tháng 05 năm 1996.

Cơ quan du lịch quốc gia Lào đã sửa đổi và đưa ra các chính sách để phát triển du lịch, các chính sách đó là:

-Thực hành chính sách mở rộng của Nhà nước trong việc hợp tác về kinh tế văn hố với quốc tế, trong đó rất coi trọng việc hợp tác phát triển du lịch, nhưng các chính sách đó chưa thực sự có hiệu quả trong việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác với với các nước trên thế giới để tranh thủ tận dụng mọi nguồn lực cho việc phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh việc du lịch và công nghiệp du lịch nhằm đưa đời sống của nhân dân của các bộ tộc từng bước được cải thiện và đẩy mạnh việc sản xuất trong nước một cách toàn diện.

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lan truyền các truyền thống văn hoá, các phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống anh dũng, bảo vệ các di tích lịch sử nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với đất nước Lào.

- Có các chính sách tạo cơng ăn việc làm, tạo thu nhập và phân phối thu nhập một cách hợp lý cho các bộ tộc, nhưng các chính sách được đưa ra chưa thực sự hiệu quả và chưa làm thay đổi đời sống của nhân dân các bộ tộc.

- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và làm ban bè với các nước trên tồn tồn thế giới, trên cơ sở chính sách đối ngoại của Nhà nước với việc đẩy mạnh du lịch và công nghiệp du lịch. Nhưng các mối quan hệ hợp tác phát triển với các nước chủ yếu chỉ trong khu vực và một số nước trên thế giới.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch, CHDCND Lào đã có tổ chức thực hành thường xun nhưng cịn thiếu hiệu quả trong việc tổ chức triển khai đường lối chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cơ quan du lịch quốc gia Lào đã nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển và đẩy mạnh du lịch theo chính sách của Nhà nước bao gồm:

. Phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hóa và văn hố du lịch, khơng gây ảnh hưởng tới mơi trường văn hố xã hội, giữ gìn và cải thiện cho du lịch có mơi trường tốt.

. Phát triển du lịch quốc tế là lĩnh vực kinh tế quan trọng tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho Nhà nước bằng ngoại tệ và có thể xúc tiến việc phát triển các lĩnh vực kinh tế khá của đất nước, việc phát triển du lịch quốc tế là phương tiện trong việc giới thiệu về các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá của các bộ tộc Lào với các dân tộc trên thế giới. Nhưng công tác quảng bá tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả cao và cịn có khá nhiều hạn chế, chưa thành lập được các đại diện du lịch tại các nước để tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch với các nước trên thế giới.

. Có chủ trương phát triển du lịch có chất lượng cao, nhưng mới chỉ dừng lại ở một số loại hình du lịch mà chưa mở rộng phát triển ra nhiều loại hình do cịn thiếu nhiều tiềm lực phát triển. Chủ yếu chỉ căn cứ vào di sản về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hoá của đất nước, thu hút khách du lịch chủ yếu dựa vào hấp dẫn về lịch sử văn hoá.

. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nhưng còn thiếu hợp lý, lấy du lịch là một trong những bộ phận của chính sách phát triển chung của quốc gia, khu vực và của địa phương. Về sản phẩm du lịch, có nơi du lịch tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ về cơ sở hạ tầng, vấn đề quan trọng là cần có sự cân đối với từng loại hình du lịch và cân đối thị trường mục tiêu.

. Chưa chú trọng phát triển du lịch nội địa để tạo điều kiện cho nhân dân được nghỉ ngơi và tìm hiểu về mơi trường và các di sản lịch sử văn hoá của quốc gia.

. Cung cấp trang thiết bị cho việc phục vụ các dịch vụ nhưng chất lượng chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch cịn có nhiều hạn chế, các trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn về du lịch còn nhiều hạn

chế và các điều kiện làm việc của đội ngũ lao động trong ngành chưa được cải thiện do kinh tế chưa phát triển.

+ Mức độ đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Lào chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Các cơ sở lớn chủ yếu tập trung ở các thành phố và lẻ tẻ ở các điểm du lịch quan trọng. Trang thiết bị ở đây nhìn chung cịn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách, các cơ sở giải trí cịn nhiều hạn chế.

Sau quyết định của Chủ tịch Cay Sỏn Phom Vi Hản về việc phát triển công nghiệp du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Về cơ sở lưu trú, nhà hàng:

Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống của ngành du lịch bao gồm các cơng trình đặc biệt nhằm đảo bảo nơi ăn và giải trí cho khách du lịch. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản của con người ( ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên. Các cơ sở này chịu sự quản lý của tổ chức xí nghiệp du lịch, hoặc có thể hoạt động độc lập. Chúng được phân hạng tuỳ theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của dịch vụ có trong đó.

Các cơ sở lưu trú là các cơ sở thương mại kinh doanh buồng giường hay các căn hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay các khách đến nghỉ ngơi. Họ có thể thuê theo ngày, tuần hay tháng. Các cơ sở lưu trú có thể bao gồm các cơ sở ăn uống được kinh doanh quanh năm hay chỉ một tháng trong năm. Các cơ sở lưu trú được chia thành nhiều loại khác nhau.

Xây dựng hệ thống khách sạn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Lào và đã nhanh chóng thu hút vốn đầu tư của

Một phần của tài liệu đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch việt nam trên bán đảo đông dương (Trang 36 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w