Quy trình phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ điều trị lõm ngực bẩm sinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đánh giá kết quả phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Trang 54)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Quy trình phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ điều trị lõm ngực bẩm sinh

tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

2.4.1. Chđịnh phu thut

Chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh khi có 2 trong số

các đặc điểm sau đây33,34:

- Chỉ số Haller trên CLVT ngực > 3,25 (chụp CLVT ngực không cản

quang tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, độ dày lát c t 5 mm).

- Lõm ngực đang tiến triển, có triệu chứng: đau ngực, khó thở, hụt hơi khi

g ng sức, vận động.

- Ảnh hưởng chức năng h hấp: khó thở khi vận động, g ng sức, viêm nhiễm đường hô hấp tái diễn.

40

- Ảnh hưởng chức năng tim mạch: trên siêu âm tim - doppler màu, CLVT

ngực có chèn ép tim, tim bịđẩy lệch, sa van hai lá, hở van hai lá, rối loạn dẫn truyền.

- Ảnh hưởng tâm lý, thẩm mỹ: bệnh nhân xấu hổ, tự ti về hình dạng lồng

ngực của mình, có nhu cầu phẫu thuật.

- Lõm ngực tái phát: sau phẫu thuật Nuss hoặc phẫu thuật theo phương

pháp khác như phẫu thuật Ravitch...

2.4.2. Chun b bệnh nhân trước m

- Khám bệnh nhân, khám chuy n khoa trước mổ, khám tiền mê, hoàn

thiện hồsơ bệnh án, xét nghiệm và các thăm dò cận lâm sàng đầy đủ, đặc biệt về

chức năng tim mạch và hô hấp.

- Đánh giá bệnh nhân trước mổ: Các yếu tố liên quan tới chỉ định, chống

chỉđịnh mổ và gây mê hồi sức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, giảm tối đa các

biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp phẫu thuật Nuss có nội soi

lồng ngực hỗ trợ.

- Giải th ch rõ ràng và đầy đủ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về

tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, những nguy cơ xấu nhất có thể xảy

ra, kinh phí phẫu thuật. Dặn bệnh nhân nhịn ăn, vệ sinh răng miệng từ trước

hôm mổ.

Hình 2.1. Bnh nhân lõm ngc (Loại 1B) trước m

41

2.4.3. Trang thiết b và dng c phu thut

Thiết bị và dụng cụ hình ảnh: Ống kính nội soi và hệ thống videos.

Ống kính nội soi cứng có đường kính 5 mm với góc nhìn 300. Giàn máy

nội soi của hãng Carl Storz, có bộ ghi hình hay cịn gọi là màn hình video có độ

phân giải cao.

Dng c phu thut

Thanh kim loại (Thanh nâng ngực): Được làm bằng thanh thép không gỉ

(niken là nguyên tố), có đặc t nh để được lâu trong lồng ngực và ít dịứng, chiều dài

thanh kim loại được tính bằng inch (1 inch = 2,54 cm) có độ dài khác nhau từ 7 inch

(17,78cm) đến 17 inch (43,18 cm). Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đang d ng

thanh kim loại của hãng Biomet Microfixation (Mỹ) có cỡ chẵn từ 8 inches tới 15

inches, cỡ lẻ từ 8,5 inches tới 15,5 inches.

Hình 2.2. Thanh kim loại (A) và thước đo khuôn lồng ngc (B)

- Dụng cụ uốn thanh kim loại: D ng để uốn thanh kim loại phù hợp với

từng bệnh nhân, sao cho khi đặt thanh kim loại, lồng ngực trở n n cân đối và

hồn hảo nhất.

Hình 2.3. Dng c un thanh kim loi (ca hãng Biomet)

A B

42

- Pince phẫu thuật hình tim tạo đường hầm qua trung thất trước trước

khi dùng thanh dẫn đường luồn qua đường hầm này.

Hình 2.4. Pince phu thut hình tim (A) và dng c xoay thanh kim loi (B)

- Dụng cụ xoay thanh kim loại (hãng Biomet): d ng để xoay thanh

kim loại 180 độ theo chiều hướng l n tr n để đẩy xương ức lõm ra trước về

hình dạng lồng ngực mong muốn.

- Thanh dẫn đường (hãng Biomet): sau khi tạo đường hầm qua trung

thất trước, dùng thanh dẫn đường để kéo đầu thanh kim loại qua thành ngực

vào khoang màng phổi, qua đường hầm trung thất trước sang khoang màng

phổi b n đối diện và ra ngồi thành ngực.

Hình 2.5. Thanh dẫn đường (hãng Biomet)

- Phương tiện cốđịnh thanh kim loại: Bằng chỉ thép y tế cỡ 15 mm, luồn hai

vịng chỉthép dưới kiểm sốt của camera nội soi, buộc cốđịnh đầu thanh kim loại

vào xương sườn tương ứng bằng hai vịng chỉ thép.

2.4.4. Quy trình k thut ti bnh vin hu ngh Việt Đức

Gây mê và đặt tƣ thế bnh nhân

Gây tê ngoài màng cứng (NMC): được thực hiện trước khi gây mê, gây tê

NMC tăng cường hiệu quả giảm đau của Opioids trong mổ, vừa giúp ổn định huyết động trước các kích thích phẫu thuật, đồng thời giảm đau sau mổ hiệu quả

(đến ngày thứ 3 sau mổ), tạo điều kiện vận động và tập luyện vật lý trị liệu hô

43

hấp sớm. Thuốc gây t NCM thường được dùng thuộc nhóm Amides

(Bupivacain, Chirocain ...), pha loãng thành nồng độ 0,1%, liều bolus từ 2-5

ml/lần (giữa 2 lần bolus cách nhau ít nhất 10 - 15 phút), liều giảm đau duy trì từ

4-10 ml/h tùy theo cân nặng, chiều cao và mức độđau của bệnh nhân sau mổ.

Bệnh nhân nằm ngửa, dạng hai tay vng góc với thân mình, gây mê nội khí

quản một nòng. Đệm gối ph a dưới lưng để nâng ngực lên, tạo thuận lợi cho động

tác khi quay lật thanh kim loại 1800để nâng xương ức.

Hình 2.6. Tư thế bnh nhân phu thut

“Nguồn: Bnh nhân Nguyễn Văn Tr., sinh năm 2003, Mã hồ sơ: 26168”

B trí kíp phu thut

Hình 2.7. Sơ đồ b trí kíp phu thut

44

Hình 2.8. B trí kíp phu thut

“Nguồn: Bnh nhân Nguyễn Văn Tr., sinh năm 2003, Mã hồ sơ: 26168”

Các thì phu thuật đặt thanh kim loi

- Xác định các mc liên quan ti phu thut: Xác định diện lõm, tâm

của diện lõm, các bờ của diện lõm, điểm cao nhất của bờ diện lõm nằm ở hai

bên chu vi. Tâm của diện lõm và hai điểm cao nhất của bờ diện lõm tạo thành

đường thẳng, ta đặt thanh kim loại theo đường thẳng này.

Hình 2.9. Xác định các mốc liên quan đến phu thut

45

- Đo kích thƣớc lng ngc và un thanh kim loi

Hình 2.10. Đo và uốn thanh kim loi

“Nguồn: Bệnh nhân Nguyễn Hải A., sinh năm 2001, Mã hồ sơ: 30768”

D ng thước đo uốn theo khuôn lồng ngực bệnh nhân để lựa chọn thanh

kim loại: đo khoảng cách giữa hai đường nách giữa của bệnh nhân, đặt thước ở

vị trí dự kiến đặt thanh kim loại, nếu đặt 2 thanh thì th ng thường khoảng cách

giữa 2 thanh cách nhau khoảng 3 cm, k ch thước thanh kim loại thường lấy nhỏ

hơn chiều dài khoảng cách giữa hai đường nách giữa 1 inch.

Uốn thanh kim loại theo hình dạng của thước đo, b t đầu ở giữa dần sang

2 đầu thanh.

- Rạch da

Rạch da ở trên hoặc dưới vị trí dự định đặt thanh kim loại 1 khoang liên

sườn, đường rạch da dài khoảng 2cm mỗi bên thành ngực (ở đường nách giữa),

vết mổ theo chiều trước sau của lồng ngực.

Trường hợp cần đặt hai thanh cũng chỉ cần một đường rạch da ở giữa hai

vị trí dựđịnh sẽ đặt hai thanh kim loại.

46

Hình 2.11. V trí rch da

“Nguồn: Bệnh nhân Trịnh Tuấn A., sinh năm 2002, Mã hồ sơ: 25577”

- To đƣờng hầm dƣới da: từ chỗ rạch da đến bờ cao nhất của hố lõm.

D ng pince đầu tù tách dần tổ chức dưới da với cơ ngực đảm bảo khoang đủ

rộng để che thanh kim loại đồng thời không tách quá sâu vào lớp cơ gây chảy máu.

Hình 2.12. Tạo đường hầm dưới da thành ngc trái

“Nguồn: Bnh nhân Nghiêm ThNg., sinh năm 2006, Mã hồsơ: 30314”

- Đặt trocar ni soi

Đặt trocar 5mm ở vị tr khoang li n sườn VI – VII đường nách trước bên

trái bệnh nhân. Kh ng đặt trocar quá thấp hoặc ra sau sẽ khó quan sát trong lồng

ngực vì trường mổ chủ yếu ở trung thất trước. Nội soi hai bên khi bệnh nhân

lõm ngực quá sâu hoặc sau khi đặt nội soi một b n chưa quan sát tốt trong quá

trình tạo đường hầm xuyên qua trung thất trước. Đưa ống kính nội soi vào

47

Đặt trocar ởph a dưới vị trí rạch da đặt thanh kim loại, vị trí này cho phép

quan sát tốt quá trình tạo đường hầm qua trung thất và lúc khâu cố định thanh

kim loại.

Hình 2.13. Đặt trocar ngc trái

“Nguồn: Bnh nhân Nguyn Hải A., sinh năm 2001, Mã hồsơ: 30768”

- Tạo đƣờng hm xuyên qua trung tht

Dùng kẹp hình tim chọc vào khoang màng phổi trái ngay vị trí bờ cao

nhất của hố lõm, từ từ đi sát thành ngực trước hướng vào trung thất trước nơi

sâu nhất của hố lõm, tách dần màng tim ra khỏi mặt sau xương ức. Sau đó, tiếp

tục đi sang khoang màng phổi bên phải.

Luồn “thanh dẫn đường” theo đường hầm đã tạo ở trên theo chiều từ

khoang màng phổi trái sang phải, ra ngoài thành ngực bên phải.

Quá trình tạo đường hầm xuyên qua trung thất và luồn thanh dẫn đường

dưới sự quan sát của camera nội soi.

Hình 2.14. Tạo đường hm xuyên qua trung thất trước có ni soi h tr

48

Dùng một sợi chỉ ch c Perlon (hoặc dây mềm) buộc vào đầu thanh kim

loại đã uốn và được đánh dấu, rồi buộc nối vào đầu thanh dẫn đường.

Rút thanh dẫn đường rồi luồn thanh kim loại qua trung thất trước theo

hướng đi từ phải sang trái dưới hướng dẫn của camera nội soi, mặt lõm của

thanh kim loại lu n hướng về phía sau.

Hình 2.15. Lun thanh kim loi t ngc phi sang ngc trái

“Nguồn: Bnh nhân Nghiêm ThNg., sinh năm 2006, Mã hsơ: 30314”

- Nâng xƣơng ức

Tiếp tục uốn đầu thanh kim loại cho phù hợp với lồng ngực bệnh nhân.

Xoay thanh kim loại 180 độ theo chiều hướng lên trên, phối hợp nhịp

nhàng hai b n, đẩy ngực lõm ra trước đúng vị trí mong muốn. Dưới camera nội

soi, kiểm tra chảy máu và tránh kẹt phổi vào thanh kim loại.

Hình 2.16. Un và xoay thanh kim loi

“Nguồn: Bnh nhân Nghiêm ThNg., sinh năm 2006, Mã hồsơ: 30314”

- Cđịnh thanh kim loi

Dưới sự quan sát của camera nội soi, dùng chỉ thép khâu vòng qua xương

sườn rồi buộc cố định vào đầu thanh kim loại, tránh làm tổn thương phổi và

49

Có thể cố định hai đầu thanh kim loại bằng chỉ thép nếu lõm ngực nặng,

nguy cơ di lệch thanh kim loại cao, th ng thường chỉ cần cố định đầu thanh bên

trái (bên có nội soi), b n đối diện khâu cố định thanh vào cân cơ dưới da (chỉ

Vicryl).

Hình 2.17. Cđịnh thanh kim loi bng ch thép

“Nguồn: Bnh nhân Lê Quốc T. sinh năm 1999, Mã hồsơ: 30764”

- Đuổi khí khoang màng phi, khâu da

Bác sĩ gây m bóp bóng qua nội khí quản để phổi nở đồng thời rút dần

trocar ra ngồi và đuổi khí khoang màng phổi cả bên phải và b n trái. Kh ng đặt dẫn lưu khoang màng phổi. Rửa vết mổ bằng dung dịch Betadine, khâu da, băng

vết mổ.

Hình 2.18. Hình dáng lng ngực sau đặt thanh kim loi

“Nguồn: Bnh nhân Nguyễn Văn Tr., sinh năm 2003, Mã hồ sơ: 26168”

Trường hợp đặt trocar nội soi ở lồng ngực phải của bệnh nhân, các thì

50

tạo đường hầm qua trung thất trước, luồn thanh dẫn đường và đưa thanh kim

loại vào lồng ngực thực hiện theo chiều ngược lại, chỉthép thường cốđịnh ởđầu

phải của thanh kim loại (có nội soi quan sát).

Chăm sóc bệnh nhân sau phu thuật đặt thanh kim loi

Thăm khám lâm sàng, theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở...

Giảm đau: tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng đến ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Sau đó ti m và uống thuốc giảm đau bổ sung và thay thế.

Dùng thuốc kháng sinh.

Vận động: vật lý trị liệu hô hấp, tập thở, vận động tại giường, khơng uốn, lật người, sau đó vận động tích cực, tập đi lại, …

Chế độ ăn uống: ăn cháo, cơm đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước.

Chụp X-quang ngực để đánh giá kết quả sau đặt thanh kim loại và theo

dõi biến chứng.

Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật: tràn khí, tràn máu, tràn dịch, máu

cục khoang màng phổi, tụ dịch, nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi, xẹp phổi, tổn

thương tim, phổi, dịứng, di lệch thanh kim loại…

Tiêu chuẩn xuất viện sau phẫu thuật đặt thanh kim loại

Người bệnh có thểđi lại được, thực hiện các sinh hoạt cá nhân thường ngày.

Đau t và có thể kiểm sốt đau bằng đường uống th ng thường.

Khơng có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng toàn thân, dị ứng

thanh kim loại, tràn máu, tràn khí khoang màng phổi...

Dn dò bnh nhân sau xut vin

Khám lại theo hẹn khoảng 1 tuần.

Uống thuốc theo đơn có kháng sinh + giảm đau.

Thay băng vết mổ hàng ngày, c t chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày.

51

Duy trì dáng tốt, giữ lưng thẳng, kh ng đi thõng vai, hạn chế hoạt động

trong 4 - 6 tuần.

Kh ng được uốn, vặn hoặc lật người, không mang vác nặng trong 4 tuần

đầu sau mổ. Kh ng chơi thểthao trong 3 tháng đầu sau mổ.

Có dấu hiệu đau ngực, khó thở tăng dần, vết mổsưng nề, chảy dịch… cần

đến bệnh viện khám lại ngay.

Rút thanh kim loi

Ch định rút thanh kim loi

Thanh kim loại được đặt trong lồng ngực từ 2 đến 4 năm tuỳ theo độ tuổi

phẫu thuật:

Bệnh nhân dưới 15 tuổi: rút thanh kim loại sau 2 - 3 năm. Bệnh nhân ở độ tuổi này lồng ngực thường phát triển nhanh so với thanh kim loại, nếu để thanh lâu hơn 2 năm sẽ cản trở lồng ngực phát triển, gây biến dạng lồng ngực thứ phát, ép lõm xương sườn vị tr 2 b n đầu thanh kim loại.

Bệnh nhân từ 15 tuổi trở l n: rút thanh nâng ngực sau 3 - 4 năm. Với những bệnh nhân lớn tuổi, khung xương cứng và phát triển chậm. Vì vậy, lưu thanh 3 - 4 năm kh ng ảnh hưởng đến phát triển lồng ngực, đồng thời đủ thời gian khung xương phát triển ổn định, đủ độ cứng trước khi rút thanh.

Đối với những bệnh nhân nhiễm tr ng hay dị ứng thanh kim loại: cần rút thanh sớm hơn nếu điều trị kháng sinh, kháng vi m, chống dịứng kh ng cải thiện.

Các thì phu thut rút thanh kim loi

Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay dạng 900 vng góc với thân mình.

Gây mê nội khí quản một nòng.

Sát tr ng trường mổ bằng dung dịch Betadine 10%.

Rạch da theo vết mổcũ khi đặt thanh, d ng dao điện phẫu tích lớp dưới da.

Tìm các mũi chỉ thép cố định thanh, dùng kìm c t bỏ chỉ thép. Nếu hai đầu

thanh bịcan xương vào chỉ thép và thanh kim loại, dùng kìm gặm bỏcan xương.

Bộc lộ rõ hai đầu thanh kim loại, đưa hai đầu thanh ra ngoài da. Luồn dụng cụ uốn thanh vào 2 đầu thanh.

52

Phẫu thuật viên dùng lực để uốn thẳng thanh kim loại. Rút bỏ thanh kim

loại từ từ theo hướng thẳng ra ngoài. Thở máy áp lực lực dương trong khi rút

thanh kim loại để tránh tràn khí khoang màng phổi.

Theo dõi điện tâm đồ và dấu hiệu sinh tồn trong khi rút thanh kim loại.

Hình 2.19. Dng c rút thanh kim loi (hãng Biomet)

Chăm sóc bệnh nhân sau phu thut rút thanh kim loi

Theo dõi sau mổ, các chỉ số huyết động, hô hấp.

Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh.

Chụp X-quang ngực thẳng kiểm tra sau mổ rút thanh.

Tiêu chun xut vin sau phu thut rút thanh kim loi

Bệnh nhân có thể xuất viện trong 24h sau mổ rút thanh nếu tình trạng hơ

hấp, tồn thân ổn định, đau t.

Dn dò bnh nhân khi xut vin

Khám lại theo hẹn 1 tuần.

Đơn thuốc khi xuất viện có thuốc kháng sinh và giảm đau.

Thay băng, chăm sóc vết mổ hàng ngày, c t chỉ vết mổ sau 7 - 10 ngày. Chế độăn uống, sinh hoạt bình thường.

2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đánh giá kết quả phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)