CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔ NG QUAN
3.1. Thiết kế thực nghiệm, lựa chọn và chuẩn bị mẫu rêu
3.1.2. Thu thập và xử lý mẫu đối với rêu Barbula indica
Việc sử dụng rêu Barbula Indica làm chỉ thị sinh học thụ động trong đánh
giá ONKK được sử dụng khá phổ biến vì chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng
chủ yếu từ khơng khí và có khả năng tích tụ giữ lại nhiều nguyên tố cao. Việc thu thập và phân tích mẫu cũng thuận lợi, dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp lấy mẫu khí do hàm lượng thu được cao hơn rất nhiều lần. Kết quả phân tích thu
được là một thước đo tương đối của mức độ phơi nhiễm tổng cộng trong khoảng
thời gian nhất định.
Rêu Barbula indica thường có chiều cao dao động từ 2 đến 3 cm và hiếm
khi cao hơn, nhưng ở Việt Nam nó chỉ dao động từ 1 đến 2 cm, Barbula indica
được coi là một lồi rêu ngắn (Hình 3.3). Trong nghiên cứu ở luận án này, chỉ có rêu được hái từ thân cây hoặc trên tường được sử dụng để giảm thiểu ảnh hưởng của chất nền đến kết quả phân tích.
Hình 3.3. Hình ảnh mẫu rêu Barbula indica được thu thập.
Việc lấy mẫu và chuẩn bị các mẫu rêu được thực hiện theo các chỉ dẫn có
67
của nó và đặt trong túi khóa zip polyethylene. Ở đây, cả dụng cụ cắt rêu và túi đều được làm từ vật liệu tạp chất thấp. Tất cả địa điểm lấy mẫu đều nằm cách đường chính ít nhất 200 m, cách đường địa phương 50 m với lưới lấy mẫu ít nhất khoảng 3×3 km2. Theo như ghi nhận, Tp. Hà Nội có rất nhiều bụi và rêu mọc tại các địa điểm lấy mẫu cũng có rất nhiều bụi do đó theo chỉ dẫn "lấy mẫu
thực địa" được viết trong tài liệu hướng dẫn UNECE ICP 2015, các mẫu thu
thập được rửa kỹ bằng nước cất và làm sạch từ các vật liệu bên ngoài (các hạt đất lớn, lá, bụi, v.v.). Hơn nữa, cũngtheo hướng dẫn này, phần trên cùng của rêu
(sống, màu xanh lá cây) được tách ra từ phần dưới (nâu, chết) và chỉ phần trên cùng được sử dụng để nghiên cứu. Trong giai đoạn cuối, tất cả các mẫu rêu đã được sấy khô cho đến khi trọng lượng rêu không thay đổi.
Trong khuôn khổ luận án, tổng cộng 27 mẫu rêu Barbula Indica được thu thập vào cuối năm 2017 tại 27 địa điểm khác nhau trong khu vực Hà Nội (Hình 3.1). Mẫu rêu sau khi lấy về sẽ được cắt bỏ phần gốc có màu sẫm, chỉ lấy phần ngọn có màu xanh. Sau đó tiến hành rửa sạch rêu bằng nước cất và đem phơi khô. Tất cả các bước đều phải dùng găng tay nylon. Các mẫu rêu thu thập được đã được chuẩn bị như trên Hình 3.4 và gửi đi phân tích bằng phương pháp
INAA trên lò phản ứng hạt nhân IBR-2 tại Viện JINR, Dubna (Nga).
(a) (b) (c)
Hình 3.4. Các giai đoạn chuẩn bị mẫu rêu để phân tích INAA: (a) Cân mẫu rêu với mỗi phần khoảng 0,3g; (b) chuẩn bị những cốc đựng mẫu bằng lá nhôm cho chiếu dài; (c) những túi đựng mẫu bằng plastic cho chiếu ngắn và cốc đựng mẫu
bằng lá nhôm để chiếu dài.