Đánh giá thành công, hạn chế của công tác truyên truyền về biển đảo

Một phần của tài liệu Ths BCH tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử việt nam hiện nay” (khảo sát dangcongsan vn, tuoitre vn và vnexpress net từ tháng 1 122013 (Trang 68 - 80)

trên báo điện tử Việt Nam

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành công

Về định hướng tuyên truyền biển đảo: Trong thời gian qua, các báo đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thơng tin về biển đảo. Thông tin về vấn đề biển đảo đã đảm bảo đúng định hướng tuyên truyền theo Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X). Các chủ đề thơng tin khá tồn diện, ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, hình thức thể hiện đa dạng, phong phú.

Với phương pháp thống kê, khảo sát, tác giả đã tiến hành khảo sát qua các trang báo điện tử lớn. Với phương pháp điều tra xã hội học qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát các đối tượng với 250 phiếu điều tra phát ra, kết quả thu về là 250 phiếu hợp lệ.

Luận văn đã tiến hành điều tra mức độ quan tâm, hứng thú của đối tượng đối với hoạt động tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử hiện nay, với câu hỏi đưa ra: Anh (chị) đã bao giờ viết về biển đảo trên báo điện tử chưa? Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 1.5

Biểu đồ về mức độ quan tâm nhà báo đối với hoạt động tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử hiện nay

Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ đối tượng theo dõi nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay là tương đối cao, chiếm 74,8%, với 187/250 người lựa chọn. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy số đơng đều có theo dõi các nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam, đây sẽ là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở khảo sát các báo, luận văn tiến hành đánh giá chất lượng nội dung của thông tin tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Với câu hỏi khảo sát: Anh (chị) đánh giá thế nào về nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay?

Hình 1.6

Biểu đồ về mức độ đánh giá về nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ đối tượng đánh giá chất lượng nội dung của tin, bài viết tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay khơng đồng đều. Trong đó, phương án “Rất hấp dẫn” chiếm 18,6%, với 46/250 số lượt lựa chọn; phương án “Bình thường” chiếm 31,6%, với 79/250 số lượt lựa chọn và phương án “Không hấp dẫn” chiếm 50%, với 125 số lượt lựa chọn. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người đánh giá về chất lượng nội dung tuyên truyền về biển đảo là ngang nhau. Dựa trên kết quả khảo sát này, các báo sẽ đề ra kế hoạch tuyên truyền hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Nhìn chung, với ưu thế của đội ngũ phóng viên thường trú, và đặc biệt là mạng lưới cộng tác viên tại nhiều tỉnh, thành phố có biển đảo, thơng tin về biển đảo của các báo đã phản ánh khách quan, trung thực những mặt được và chưa được về đời sống người dân vùng ven biển đảo; về chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế biển; phát hiện và đề xuất những

giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát huy hơn nữa vị trí vai trị quan trọng của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Tuyến thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo đã có được những tin, bài có sức thuyết phục cao để bác bỏ luận điệu xuyên tạc của phía Trung Quốc về các chứng cứ pháp lý và lịch sử trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Các báo cũng chủ động, kịp thời đưa tin về những hành động vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển của Trung Quốc. Bằng việc thông tin tuyên truyền về biển đảo, các báo đã giúp các nước trên thế giới, các học giả, dư luận quốc tế có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về những gì thực tế đang diễn ra trên Biển Đơng và đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

2.3.1.2. Ngun nhân của thành cơng

Trước hết là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo, quản

lý đúng đắn, kịp thời của các cơ quan chủ quản, đã tích cực, hỗ trợ, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động của các báo, để các báo hoàn thành tốt nhiệm vụ thơng tin tun truyền của mình.

Thứ hai, các báo đã ln xác định rõ cho mình mục tiêu hoạt động, nét

đặc thù trong xây dựng nội dung và hình thức thơng tin tun truyền. Chính điều đó đã giúp cho các báo tạo nên bản sắc riêng. Nhà báo Đà Trang, Trưởng đại diện của Báo Tuổi trẻ tại miền Bắc cho biết: “Tuổi trẻ là cơ quan đi đầu trong việc tuyên truyền về biển đảo. Dẫn chứng hai vấn đề lớn nhất là DK1 và Góp đá xây Trường Sa. Tuổi trẻ có sản phẩm gọi là chiến dịch truyền thông mà tiêu biểu là “Đặng Thùy Trâm”, “Chất độc màu da cam”. Đã nhắc đến chiến dịch truyền thơng là phải để lại những cơng trình hết sức cụ thể. Hiện nay chúng tôi vẫn tiến hành hai chủ đề DK1 và Góp đá xây Trường Sa. Từ việc thông tin truyên truyền về biển đảo mạnh mẽ như thế, chúng tơi đã nghĩ rằng phải có nhân sự riêng cho việc truyên truyền về biển đảo và quốc phòng

an ninh. Trên thực tế từ trước đến nay, Tuổi trẻ chưa có đội ngũ phóng viên chuyên biệt về mảng này. Hiện nay ở tịa soạn có 1 biên tập viên được giao gần như chuyên trách những vấn đề liên quan đến thông tin về biển đảo, dần dần, chúng tôi cũng sẽ xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên viết về biển đảo, để có những tin bài sâu hơn và kịp thời về biển đảo. Hiện nay, bài trên Tuổi trẻ hầu như là của phóng viên, một số ít của cộng tác viên, nhưng chun về biển đảo thì chưa có. Chúng tơi cũng đang tính đến việc sẽ dành riêng một trang cho biển đảo – quốc phòng an ninh”.

Thứ ba, do nguồn nhân lực có chất lượng cả về phẩm chất chính trị, đạo

đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng tăng cường về số lượng. Qua thực tế hoạt động của các báo đã thể hiện rõ tính chất phát triển, ổn định, lành mạnh của một tập thể, đó là:

- Sự thống nhất về quan điểm đạo đức, chính trị, xã hội, đảm bảo sự thống nhất trong cách nhìn nhận các vấn đề, hiện tượng xảy ra trên cơ sở đó có sự thống nhất trong cách đánh giá, nhận xét và phản ánh.

- Có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất nhằm phối hợp điều hòa các hoạt động cùng nhau, hướng hoạt động của ban biên tập, văn phòng, các thành viên vào việc thực hiện nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả.

- Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng, tạo ra một bầu khơng khí tập thể thuận lợi, đảm bảo cuộc sống tinh thần thoải mái.

Có thể nói phẩm chất đạo đức, chính trị và kỷ luật làm việc của đội ngũ nhân lực, sự đồn kết, nỗ lực, khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên là một thế mạnh góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính định hướng thơng tin của các báo cũng như đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động của các tòa soạn.

Thứ tư, các báo đều có những điểm mạnh nhất định trong việc tuyên

thống, đáng tin cậy. Là cơ quan trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, do vậy Báo có điều kiện tiếp cận với nguồn thơng tin lớn, chính thống, có khả năng cung cấp thơng tin sâu rộng về các vấn đề liên quan tới chủ trương, chính sách của Đảng cũng như các nguồn thơng tin khác. Bên cạnh đó, Báo có sự hợp tác thường xuyên với các cơ quan truyền thơng, báo chí khác như: Thơng tấn xã Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tuyên giáo...; sự phối hợp của các ban, ngành ở Trung ương, các tỉnh – thành ủy, cùng với đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo ở 63 tỉnh thành.

Tuoitre.vn, bên cạnh đội ngũ phóng viên hội tụ đầy đủ những phẩm

chất đạo đức, năng lực tác nghiệp thì cịn có đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin quý giá về biển đảo Việt Nam.

Với lượng truy cập nhiều nhất trong hệ thống báo điện tử Việt Nam hiện nay, Vnexpress.net có những nguồn tin về biển đảo mà không phải tờ báo điện tử nào cũng tạo dựng được.

Thứ năm, là do có sự ủng hộ, quan tâm của độc giả trong và ngoài

nước. Sự yêu mến tin cậy của bạn đọc trong và ngoài nước được thể hiện bằng số lượng người truy cập không ngừng tăng lên ở mỗi báo.

Có thể nói, tất cả những nguyên nhân trên là những nhân tố góp phần làm làm nên thành công của việc tuyên truyền về biển đảo trên các báo điện tử.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, trong thời gian qua, các báo cũng khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.

Thứ nhất, việc đầu tư thời gian, kinh phí, trang thiết bị chưa tương

Cũng như những hoạt động tuyên truyền khác, tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử cũng cần phải có sự đầu tư về thời gian, kinh phí, trang thiết bị kĩ thuật cần thiết.

+ Về thời gian. Bất cứ hoạt động tuyên truyền biển đảo nào muốn hình thành ý thức, thái độ, hành vi ở đối tượng cũng cần phải tiến hành trong một thời gian nhất định. Những hoạt động tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử theo mùa vụ, theo phong trào, theo chỉ đạo của cấp trên đã khơng đảm bảo để hình thành ý thức thường trực cũng như thái độ, hành vi tích cực trong các hoạt động về biển đảo.

+ Về kinh phí. Mặc dù đã có sự đầu tư kinh phí cho hoạt động tun truyền biển đảo trên báo điện tử nhưng sự đầu tư kinh phí vẫn cịn thấp so với yêu cầu của hoạt động tuyên truyền biển đảo hiện nay, cùng với đó, việc sử dụng kinh phí vẫn chưa thực sự tạo ra được sự hiệu quả.

+ Về trang thiết bị kĩ thuật. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền biển đảo chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền biển đảo. Chất lượng các phương tiện kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp, hư hỏng chưa được đầu tư trang bị bổ sung.

Nhà báo Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cho biết: “Biển đảo đều là những vùng xa xơi, khơng phải lúc nào cũng có điều kiện đi được, đây là khó khăn lớn nhất. Đối với Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, tuy có hệ thống cộng tác viên, nhưng hệ thống cộng tác viên ở những khi vực biển đảo đó vẫn cịn ít, do vậy tin bài về biển đảo cịn hạn chế. Phóng viên khơng có kinh phí đi tác nghiệp tại những vùng có biển đảo, mỗi chuyến đi rất tốn kém, điều kiện tài chính của báo khơng cho phép, vậy nên phải trông chờ vào lực lượng cộng tác viên”.

Thứ hai, các báo đã chú trọng công tác tuyên truyền về biển đảo nhưng

vẫn thiếu các bài phân tích chuyên sâu, thiếu những ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về biển đảo. Thể loại tin được các báo sử dụng nhiều hơn cả, do vậy hiệu quả tuyên truyền về biển đảo chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn.

Trên cơ sở khảo sát các báo, với câu hỏi khảo sát: Thể loại báo chí anh (chị) sử dụng để thực hiện các bài viết về biển đảo?

Hình 1.7

Biểu đồ về thể loại báo chí được các nhà báo sử dụng để thực hiện các bài viết về biển đảo

Kết quả khảo sát cho thấy, thể loại tin được các nhà báo sử dụng nhiều nhất chiếm 42,2%, với 79/187 số người lựa chọn; tiếp theo là bài phản ánh chiếm 32,6%, với 61/187 số người lựa chọn; bài nghiên cứu và phỏng vấn chiếm số lượng rất thấp lần lượt là 3,7%, với 7/187 số người lựa chọn; 5,9% với 11/187 số người lựa chọn; Thông qua kết quả khảo sát, các báo cần chú trọng hơn trong việc sử dụng các thể loại báo chí để nâng cao hiệu quả tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử. Bởi càng có nhiều bài phân tích chun sâu, nhiều bài phỏng vấn chuyên gia thì hiệu quả tuyên truyền sẽ nâng lên rõ rệt hơn là chỉ đưa tin đơn thuần.

Thứ ba, nhiều nhà báo cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc thông tin

tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử, với câu hỏi đưa ra: Khi viết về biển đảo trên báo điện tử, anh (chị) gặp phải những khó khăn gì?, tác giả luận văn nhận được kết quả thơng qua biểu đồ sau:

Hình 1.8

Biểu đồ về những khó khăn mà nhà báo gặp phải khi viết về biển đảo

Từ kết quả khảo sát cho thấy, đa phần các nhà báo nhận định, biển đảo là vấn đề nhạy cảm, chiếm 25,1%, với 47/187 số người lựa chọn; Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tin chiếm 24,1%, với 45/187 số người lựa chọn; Khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu về chủ trương chính sách liên quan đến biển đảo 20,8%, với 39/187 số người lựa chọn. Chính những rào cản này, khiến cho nhiều phóng viên, nhà báo khó có thể đưa đến bạn đọc những thơng tin đầy đủ, chính xác cho bạn đọc.

Nhà báo Nguyễn Thị Hồng Ngọc, phóng viên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: Viết tin bài phục vụ việc tuyên truyền về biển đảo gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với viết tin bài cho các chuyên mục khác đặc biệt là trong việc tiếp xúc với nguồn thông tin bởi vấn đề về địa lý. Bên cạnh đó là khó khăn về việc kiểm chứng thơng tin. Cịn theo Nhà báo Đỗ Thị

Thu Hiền, phóng viên VnExpress: “Viết về biển đảo rất khó cho phóng viên, khó trong việc tiếp cận nguồn tin, đề tài biển đảo lại thường nhạy cảm khiến phóng viên cũng khơng mặn mà. Mặt khác, để có được những tin bài về biển đảo thì địi hỏi phóng viên phải đến các vùng biển, hải đảo của đất nước, trong khi đó, kinh phí của tịa soạn lại khơng cho phép”.

Thứ tư, các chiến dịch tuyên truyền về biển đảo còn hời hợt, các báo

chỉ tập trung tuyên truyền khi vấn đề biển đảo đã trở nên “nóng”. Chẳng hạn, khi xuất hiện các mối đe dọa, cản trở từ phía Trung Quốc, chẳng hạn như: cấm tàu cá, xâm lấn lãnh hải của Việt Nam, các báo mới mở chiến dịch tuyên truyền mạnh.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, công tác chỉ đạo, lập kế hoạch tuyên truyền về biển đảo còn

chưa sát sao, kịp thời, vẫn cịn tình trạng có gì thơng tin nấy hoặc chạy theo sau sự kiện. Chính vì vậy, việc tun truyền về biển đảo trên các báo cịn mang tính bị động, chắp vá, thiếu bài bản.

Thứ hai, đội ngũ nhân sự chuyên viết về biển đảo còn gặp nhiều khó

khăn. Hiện nay, các báo chưa có đội ngũ phóng viên chuyên viết về biển đảo, hầu hết các sự kiện về biển đảo đều huy động đội ngũ phóng viên của các mảng, sự kiện hợp mảng nào thì lấy phóng viên mảng đó. Bên cạnh đó, một số tờ báo cũng gộp “Biển đảo” vào các mục khác để đỡ gánh nặng tin bài. Nhà báo Phạm Đức Thái cho biết: “Lực lượng phóng viên của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam không phải khi nào cũng đi biển đảo để có thể có tin

Một phần của tài liệu Ths BCH tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử việt nam hiện nay” (khảo sát dangcongsan vn, tuoitre vn và vnexpress net từ tháng 1 122013 (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w