III. Phân tích báo cáo tài chính và tình hình hoạt động khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
a. Nhận xét chung:
Qua báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta nhận thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2006 so với năm 2005tăng thêm một mức khá cao: 27,40%, cụ thể là từ 10.622.309.618 đ lên đến 13.533.325.029đ. Doanh thu năm 2006tăng nhẹ so với năm 2005 cụ thể tăng 7,65% cho thấy hiệu quả của công tác mở rộng mạng lưới bán hàng, thị trường tiêu thụ làm tăng doanh thu hàng bán trong năm. Tuy nhiên, sang năm 2006 thu nhập từ hoạt động tài chính giảm sút mạnh 50% do cơng tác quản lý chi phí tài chính chưa được tốt. Lợi
nhuận sau thuế trong năm 2006 tăng so với năm trước là do công tác sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể, điều đó đã khiến khách hàng thêm tín nhiệm sản phẩm nên số lượng hàng bán bị trả lại trong năm 2006 giảm gần như 100% so với năm trước. Bên cạnh đó, chi phí quản lý bán hàng tăng ở mức hợp lý 1.64% cịn chi phí quản lý doanh nghiệp được cải thiện đáng kể khi giảm được 14.64%. Tất cả điều đó cho thấy mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của cơng ty đã đạt được phần nào thành cơng.
b. Phân tích hiệu quả kinh tế qua các chỉ số sau :
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu: = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
bảng 22: biẻu hệ số lợi nhuận trên doanh thu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005
(%)
0,024 0,028 17
Hệ số này phản ánh : 1 đồng doanh thu tạo được 0.024 đồng lợi nhuận, hệ số này ở năm 2006 tăng so với năm 2005 là 17% chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Điều đó cho thấy khả năng quản lý chi phí của cơng ty nhìn chung là tương đối tốt .
Doanh thu thuần Hệ số quay vòng của vốn =
Tổng nguồn vốn
bảng 23: biểu so sánh hệ số quay vòng của vốn
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005 (%)
1,95 1,76 -9,80
Hệ số này trong 2 năm đều lớn hơn 1, tức 1 năm vốn quay được hơn 1
vòng- một tỷ lệ khá tốt đối với việc sản xuất kinh doanh. Doanh thu và nguồn vốn huy động được trong 2 năm đều tăng, tuy nhiên hệ số này tại năm 2006 nhỏ hơn so với năm 2005 chứng tỏ khả năng quay vịng vốn của năm 2006 khơng bằng năm 2005.
Lợi tức sau thuế Hệ số lợi nhuận trên vốn =
Tổng vốn chủ sở hữu
bảng 24: biểu so sánh hệ số lợi nhuận trên vốn
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%)
0,54 0,51 -5,46
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, cụ thể: cứ 1 đồng vốn cổ phần sẽ tạo được 0,54 và 0,51 đồng lợi nhuận vào cuối mỗi năm 2005 và 2006 tương ứng. Hệ số trên đã phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm, doanh thu và tổng vốn cổ phần đều tăng. Tuy nhiên có thể nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của năm 2006 giảm 5,46% so với năm 2005 do tốc độ tăng doanh thu (8,88%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cổ phần (34,76%) sau khi cơng ty tiến hành cổ phần hố.
2.2 Bảng cân đối kế toán :
a. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản :
TSCĐ & Đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = 100 x
Tổng tài sản
bảng 25: biểu so sánh tỷ suất đầu tư
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%)
5,32 6,22 16,86
Hệ số này cho thấy tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty
tương đối nhỏ so với quy mô tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư của năm 2006 tăng 16,86%
So với năm 2005 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD, phát triển lâu dài, và thực tế cơng ty đang và sắp hồn thành qua trình xây dựng thêm nhà máy mới ở Vĩnh Phúc mang tính chiến lược sau này.
b. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn :
Nguồn vốn CSH x 100 Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
biểu 26: biểu so sánh tỷ suất tài trợ
Nợ phải trả x 100 Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn bảng 27: biểu so sánh hệ số nợ
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%)
91,22 90,19 -1,12
Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp là rất thấp, chứng tỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn đa phần là nguồn đi vay từ phía bên ngồi để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp là 91,22% và 90,19% - rất cao, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bên ngoài nhiều như vậy trong ngắn hạn là tốt chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín và chiếm được lòng tin từ các đối tác, ngân hàng, không cần huy động nguồn vốn vay thêm nữa.Tuy nhiên trong dài hạn thì điều đó là yếu thế vì những rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bản thân doanh nghiệp sau này.
Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ trong năm 2006 tăng 11,64% so với năm 2005 do q trình cổ phần hố làm tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, hệ số nợ năm 2006 cũng giảm 1,12% do sang năm 2006 doanh nghiệp được tài trợ bởi nguồn kinh phí sự nghiệp (tăng 86,82% so với năm trước đó) và nguồn vốn quỹ được bổ sung bằng lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2005 đem lại. Điều đó đã khiến tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 20,71% so năm 2005, và vượt quá tốc độ gia tăng khoản nợ phải trả (là 19,36%).Chính vì vậy mặc dù tỷ lệ nợ có xu hướng tăng nhưng tính trên tổng nguồn vốn thì hệ số nợ năm 2006 vẫn giảm so với năm 2005.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005(%)
c. Phân tích khả năng thanh tốn :
Tổng tài sản Hệ số thanh toán hiện hành =
Tổng nợ phải trả
bảng 28: biểu so sánh hệ số thanh toán hiện hành
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%)
1,10 1,11 1,13
Giá trị thuần của TSLĐ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn
bảng 29: biểu so sánh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%)
1,05 1,04 - 0,40
Tiền + ĐTNH + Các khoản phải thu
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
bảng 30: biểu so sánh hệ số thanh toán nhanh
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so năm 2005(%)
0,50 0,52 2,64
Hệ số thanh toán hiện hành là tương đối cao (2 năm đều lớn hơn 1) chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là tương đối tốt.
Hệ số thanh toán nợ trong ngắn hạn cũng tương đối tốt,hai năm đều có tỷ lệ >1 lần lượt là 1,05 và 1,04. Năm 2006 có hệ số thanh tốn giảm
0,4% so với năm 2005 là do sang năm 2006, tổng nợ ngắn hạn tăng 20,04% so với năm 2005 (cụ thể giảm 40.308.451.962đ).
Hệ số thanh toán nhanh của 2 năm đều < 1 chứng tỏ khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp là khơng tốt. Điều đó cũng đã phản ánh phần nào kết quả của việc tài trợ cho tài sản đa phần là từ nguồn vốn vay từ bên ngồi, chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, kém bền vững trong lâu dài. Chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp trong ngắn hạn là mạo hiểm. Hệ số thanh toán nhanh tại năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2,64%. Sở dĩ có được kết quả khả quan hơn là do trong năm 2006 doanh nghiệp đã bổ sung được lượng tiền mặt thêm là 1.466.518.873 đ (tức tăng 23,34% so với năm trước đó) vào quỹ tiền mặt. Bên cạnh đó, do các khoản phải thu năm 2006 tăng lên đáng kể (cụ thể :khoản phải thu khách hàng tăng 16,26% và các khoản phải thu khác tăng 45,98%) khiến hệ số thanh toán nhanh trong năm 2006 được cải thiện rõ rệt .
Tóm lại, qua hai báo cáo tài chính phía trên đã khái qt được tình hình sản
xuất kinh doanh cũng như nhưng kết quả mà cơng ty CP Dược TW đạt được .Có thể nói, tuy mới bước sang hình thức cổ phần mới gần hai năm, tuy cịn có những lúng túng ban đầu với hình thức sở hữu mới nhưng cơng ty đã dần tìm được cho mình cách thức quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình, tạo được tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo.