3.2.1. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận
3.2.1.1. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận
87
Hệ thống các văn bản quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu CQCM được ban hành tương đối đầy đủ gồm: Luật Tổ chức CQĐP, Luật PCTN; Luật Lưu trữ, Luật Tiếp công dân, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội [137]; Nghị định số 157/2007/NĐ- CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm
giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP [106], Nghị định số 108/2020/NĐ-CP [110] và
một số văn bản khác. Căn cứ các văn bản nêu trên và quy định của các bộ chuyên ngành, UBND TP đã kịp thời có văn bản chỉ đạo UBND các quận xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và ban hành quy chế làm việc, bố trí biên chế cơng chức của từng CQCM thuộc UBND quận. Khi có nhiệm vụ phát sinh hoặc phân cấp, ủy quyền, UBND các quận kịp thời bổ sung nhiệm vụ cho các CQCM. Triển khai thí điểm mơ hình CQĐT, UBND TP Đà Nẵng ban hành quy định về số lượng, tên gọi các CQCM và Quy chế làm việc mẫu của UBND quận [156].
Kết quả khảo sát cho thấy có 87,3% ý kiến người được hỏi đánh giá việc quy định chức năng, nhiệm vụ của CQCM thuộc UBND quận hiện nay là “tốt” và có 54,5% ý kiến đánh giá nhân tố này “ảnh hưởng tích cực” đến năng lực của người đứng đầu CQCM (xem Bảng 2.11, Bảng 2.12 Phụ lục 2).
3.2.1.2. Quy định về vị trí việc làm, khung năng lực và tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận
Căn cứ quy định của Chính phủ [104], UBND TP Đà Nẵng phê duyệt KNL đối với công chức và chức danh lãnh đạo, quản lý. Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ TP Đà Nẵng thì KNL cơng chức mơ tả 5 cấp độ năng lực, trong đó, người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận được mô tả ở cấp độ 3, cụ thể như sau: “Có thể áp dụng
năng lực này để hồn thành cơng việc được giao ở tầm xác định kế hoạch, chương trình của phịng hoặc mảng chun mơn phụ trách và có thể hỗ trợ, hướng dẫn cho người khác phát triển năng lực này”. KNL đối với người đứng đầu CQCM xây
88
4 nhóm: Số năm kinh nghiệm; trình độ chun mơn; năng lực, kỹ năng; năng lực
chung và lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, việc mô tả cấp độ của từng năng lực, có
quận (từ mức độ 1-5), có quận cịn lại (từ 2-5) số năm kinh nghiệm (5 hoặc 10 năm) giữa các quận có sự khác nhau trong cùng một VTVL hoặc tuy trong cùng một quận nhưng mô tả cấp độ, số năm kinh nghiệm cũng có sự khác nhau giữa 3 nhóm VTVL (xem Bảng 3.2 - 3.9). UBND các quận đã trình UBND TP phê duyệt Đề án VTVL (tỷ lệ của cả nước là 95,45%), trong đó có vị trí trưởng phịng thuộc UBND quận (ngạch chun viên); vị trí Chánh Văn phịng UBND quận (ngạch chuyên viên) và trị trí Chánh Thanh tra quận (ngạch thanh tra viên) [144-149] (xem Bảng 3.10 -
3.15). Hiện nay, UBND các quận đang chuẩn bị rà soát, điều chỉnh Đề án VTLV
theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ [108].
Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý do BTV Thành ủy Đà Nẵng ban hành [139], năm 2017, UBND TP Đà Nẵng ban hành tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng thuộc UBND các quận, huyện [150] và đến năm 2019, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn chức danh này [152, 153]. Theo đó UBND TP Đà Nẵng quy định tiêu chuẩn về LLCT; về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; về năng lực và uy tín; về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm công tác và tiêu chuẩn chung về trình độ chun mơn, QLNN, LLCT, tin học, ngoại ngữ. Việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu CQCM góp phần thực hiện cơng tác quy hoạch, ĐTBD, bổ nhiệm từ đó nâng cao năng lực cho đội ngũ cơng chức này. Theo kết quả khảo sát có ý kiến được hỏi về văn bản pháp luật về người đứng đầu CQCM cho rằng ở mức độ “rất hoàn
thiện” chiếm 5%; mức độ “hoàn thiện”, chiếm 76,5%; mức độ “chưa hoàn thiện”
chiếm 18,5% (xem Bảng 2.13 Phụ lục 2).