Những yêu cầu đối với việc thơng tin về biến đổi khí hậu trên truyền hình

Một phần của tài liệu Khóa luận, thông tin về biến đổi khí hậu trong chương trình thời sự 19h45 phút trên sóng truyền hình của đài phát thanh truyền hình lào cai (Trang 26 - 31)

truyền hình

Vì báo truyền hình cũng là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng nên những u cầu của báo chí nói chung cũng được áp dụng với loại hình báo chí này. Vấn đề BĐKH ln là một đề tài nóng và cần sự quan tâm của truyền thơng, với tư cách là một loại hình truyền thơng, thơng tin trên truyền hình cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Trước hết, đối với vấn đề thông tin về BĐKH trên báo truyền hình cần phải có sự khách quan, chân thực: "Thơng tin báo chí nếu thiếu khách quan, chân

thực, thơng tin một chiều và áp đặt, trên thực tế không những gây cản trở quá trình nhận thức và hành động của cơng chúng xã hội trong q trình hoạt động thực tiễn, mà cịn sẽ bị cơng chúng xa lánh, tẩy chay". [2, tr214]. Khách quan

hoạt động báo chí có thể được hiểu là việc thông tin, phản ánh các sự kiện và vấn đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, khơng thêm bớt, khơng thiên lêch, thiên vị; thơng tin sự kiện đúng như nó vốn có trong thực tiễn.

Dựa trên những lý luận của PGS.TS. Nguyễn Văn Dững về tính khách quan, chân thật trong thơng tin báo chí ở cuốn "Cơ sở lý luận báo chí". Khóa luận đã lấy đó làm cơ sở cho việc lập luận tính khách quan, chân thực khi thơng tin các vấn đề liên quan đến BĐKH. Tính khách quan được thể hiện như sau:

Một là, những thông tin về BĐKH, các chi tiết, thông tin phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu của công chúng trong xã hội và xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Hiện nay, vấn đề BĐKH đang nhận được sự quan tâm đông đảo của cơng chúng vì vậy, rất cần thiết phải có những tin, bài, những chương trình khơng chỉ nêu đúng thực trạng của BĐKH mà cịn phải đi sâu tìm hiểu, phân tích ngun nhân, và thơng tin về những giải pháp ứng phó với BĐKH do Đảng CSVN, Nhà nước và các tổ chức liên quan đến môi trường đưa ra nhằm tuyên truyền đến cho công chúng biết và thực hiện. Tất cả những thông tin phải được kiểm duyệt chặt chẽ, tránh những thông tin sai lệch sự thật, giật gân, gây hiểu nhầm và cách nhìn

sai lệch và cơng chúng khơng hiểu về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các tổ chức và các chương trình về mơ trường. Ví dụ như các tin tức, bài phản ánh trong chương trình thời sự của Đài Vĩnh Long và VTV1 đã cơ bản bao quát được các sự kiện quan trọng liên quan đến Biến đổi khí hậu, với những số liệu cụ thể.Nhiều tin tức của Đài Vĩnh Long mang tính tuyên truyền cao, nêu gương người tốt việc tốt, các mơ hình trong chống biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường tại chính địa phương.

Hai là, Chủ đề BĐKH ít được bàn luận một cách trực tiếp mà chủ yếu là đưa tin gián tiếp thông qua các bối cảnh: hội nghị, hội thảo, viếng thăm, lễ ký kết. Hơn nữamôi trường và BĐKH là lĩnh vực khô khan, chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Vì vậy truyền thơng phải tìm cách tiếp cận đi từ vấn đề đơn giản để cơng chúng dễ hiểu, đồng thời cần phải có nhiều cách thức tiếp cận, góc nhìn khác nhau, các bài viết, tin bài phải linh hoạt để tránh sự khô khan, khó hiểu. Khi có các sự kiện liên quan đến môi trường, BĐKH các trang báo đều đồng loạt đưa tin bài và nội dung rất giống nhau.Chưa chủ động tìm nguồn thơng tin để có các nội dung đa dạng nên rất dễ gây nhàm chán, truyền hình ngồi việc đưa tin thơng báo sự kiện thì cần có những bài viết phát huy tối đa khả năng thơng tin hai tầng để tác động đến tâm lí của khán giả từ đó có thể thức tỉnh ý thức bảo vệ mơi trường cũng như sự nhận thức của công chúng đối với vấn đề BĐKH. Như một số tin của VTV1 cũng nặng nề với những thơng tin khơ cứng, nặng tính tun truyền. Ví dụ như tin: Tổng Bí thư kí Nghị quyết về môi trường ngày 6/6 dài 5phút 40 giây và tin Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 26/7 dài gần 12 phút, tóm lược, đọc lại nội dung các văn bản nghị quyết, tuyên bố, dài và nặng nề, sẽ khó có khán giả nào đủ kiên nhẫn để nghe hết, xem hết tin.

Ba là, nhà báo, phóng viên phải có cái nhìn khách quan đối với mỗi sự việc liên quan đến BĐKH đang diễn ra, đánh giá khách quan thái độ của công chúng đối với vấn đề này, nhà báo phải "thông tin, phản ánh các sự kiện và vấn

đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, khơng thêm bớt, khơng thiên lệch, thiên vị; thơng tin sự kiện đúng như nó vốn có trong thực tiễn". [2, tr215].

Đó là những hậu quả của BĐKH, những hình ảnh chân thực, âm thanh chân thực, hình ảnh cung cấp thơng tin phong phú đa dạng. Lời nói của nhân chứng là yếu tố tạo ra tính xác thực, tạo ra sự sinh động hấp dẫn cho tác phẩm. Tránh từ đầu đến cuối tin chỉ là giọng MC, Phát thanh viên, đơn điệu và khô cứng. Các ý kiến đánh giá của nhân vật cũng được tường thuật gián tiếp lại qua ngôn ngữ của biên tập và giọng đọc của MC, ít nhiều mất đi tính khách quan và hấp dẫn của thông tin.

Yêu cầu thứ hai là làm nổi bật thông điệp của chương trình.Mỗi một chương trình truyền hình đều chứa đựng những tư tưởng, hay cịn gọi là tầng thơng tin thứ hai. Thơng qua mỗi một bản tin, một tin, bài ngồi việc thơng báo thì cịn phải có ý nghĩa tác động đến tâm lý công chúng giúp công chúng hiểu thực trạng và tầm quan trọng của vấn đề BĐKH, góp phần định hướng dư luận có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ mơi trường sống hiện nay. Khơng để xảy ra tình trạng thơng tin chạy theo thị hiếu của nhóm nhỏ cơng chúng.

Yêu cầu thứ ba sự đa dạng hóa thơng tin. Những thơng tin trên truyền hình phải theo kịp với nhịp thở của cuộc sống, bám sát vào đời sống xã hội để phản ánh, đưa những thông tin mới nhất về BĐKH đến với công chúng như nội dung chương trình hội nghị chống biến đổi khí hậu COP, những biểu hiện khác thường của thời tiết qua mỗi năm như giao động nhiệt độ tăng hay giảm, lượng mưa tăng hay giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện, tần suất các cơn bão,... Tất cả những hiện tượng liên quan đến vấn đề BĐKH là lĩnh vực khô khan, chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Và chủ yếu phát sóng trong chương trình thời sự, có ít các chương trình dành riêng cho môi trường và sự quan tâm của công chúng chưa cao. Ccác tin, bài về BĐKH chủ yếu chỉ dừng lại ở việc thơng báo, chưa có nhiều những tin, bài lý giải nguyên nhân. Các chương trình thời tiết là nơi thường xuyên đưa tin về các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, hạn hán, sương mù quang hóa, nắng nóng cục bộ… cho nên chương trình này cũng là địa chỉ rất hữu ích để tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Nhưng hầu hết các chương trình đều cho chỉ ra được mối liên hệ giữa các hiện tượng thời

tiết cực đoan và Biến đổi khí hậu, chưa cho thấy chính Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên, mà mới chỉ dừng lại ở đưa tin như thể đó là các hiện tượng hồn tồn tự nhiên của trời đất, không liên quan đến con người và con người không thể can thiệp…

Yêu cầu cuối cùng là biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách trên tồn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Truyền thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH. Do đó, đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch truyền thông về biến đổi khí hậu cho cộng đồng cũng như trang bị các kiến thức liên quan cho các phóng viên, nhà báo là một vấn đề hết sức quan trọng.Các nhà báo cũng cần đổi mới cách tác nghiệp từ bị động ngồi chờ thơng tin, đưa tin một chiều sang chủ động tìm thơng tin, đưa tin nhiều chiều về vấn đề BĐKH hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 có nhiệm vụ đưa ra cơ sở lý luận của vấn đề về thơng tin về biến đổi khí hậu trên truyền hình. Chương 1 đã làm rõ các khái niệm về thơng tin, về biến đổi khí hậu (BĐKH) và chương trình thời sự. Việc hệ thống một số khái niệm liên quan đến BĐKH giúp mọi người nắm được kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu hỗ trợ cho việc đọc và nắm được vấn đề được đề cập trong khóa luận. Tác giả cũng nêu lên được vai trị của báo truyền hình trong đời sống để thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của loại hình này đến đời sống cơng chúng và tác động đến dư luận xã hội như thế nào, từ đó thể hiện khả năng định hướng dư luận xã hội phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Quan trọng hơn, chương 1 đã xác lập được phần yêu cầu đối với việc thơng tin về biến đổi khí hậu trên báo truyền hình hiện nay, góp phần giúp cho thơng tin trên truyền hình ngày càng đến gần hơn với cơng chúng. Những u cầu, đề xuất chính là những nhân tố tác động làm cho thể loại báo truyền hình ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy được những ưu thế vốn có, đồng thời khắc phục những hạn chế trong q trình thơng tin về biến đổi khí hậu đến với cơng chúng. Đây chính là cơ sở để tác giả tiến hành việc khảo sát thơng tin về biến đổi khí hậu (BĐKH) trong chương trình thời sự 19h45 phút trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUTRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI

Một phần của tài liệu Khóa luận, thông tin về biến đổi khí hậu trong chương trình thời sự 19h45 phút trên sóng truyền hình của đài phát thanh truyền hình lào cai (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w