6. Bố cục của nghiên cứu
2.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn
2.2.1. Quy mô về vốn và năng lực hoạt động
Ngân hàng Việt Nam vẫn là kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp khơng nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Khi tham gia sâu vào quá trình gia nhập, cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách và đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của ngân hàng theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 4 NHTM Nhà nước thực hiện cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần.
Trong bối cảnh phải thực hiện cam kết WTO và mở cửa hoàn toàn khu vực tài chính trong năm 2015, chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam là hạn chế sự tham gia của định chế tài chính nước ngồi để hệ thống ngân hàng trong nước lớn mạnh đủ sức cạnh tranh khi chính thức gia nhập. Vì vậy từ năm 2000 đến nay, các quy định cơ cấu lại hệ thống NHTM trong nước theo hướng tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh đã được ban hành như Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/11/2006 về việc ban hành danh mục vốn pháp định của các Tổ chức tín dụng đã nâng quy định mức vốn pháp định tối thiểu của các Ngân hàng đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Điều này làm cho vốn điều lệ của các NHTMCP gia tăng đáng kể, cụ thể:
Bảng 2.4: Vốn điều lệ của hệ thống NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn cổ phần (tỷ đồng) 36.076 71.941 94.589 120.703 163.692 189.291 230.417 Tốc độ tăng vốn cổ phần (%) 99,42% 31,48% 27,61% 35,62% 15,64% 21,73%
“Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ BCTC và BCTN của 29 NHTMCP nghiên cứu”
Các NHTMCP Việt Nam đã có những bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thơng qua việc góp vốn của các cổ đơng chiến lược trong và ngoài nước. Nếu như trước hội nhập chỉ có 06 NHTMCP Việt Nam có nhà đầu tư chiến lược nước ngồi tham gia thì sau 06 năm hội nhập, con số này đã gia tăng thành 17 NHTMCP Việt Nam có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn và các thương vụ mua bán, sáp nhập thành công của các Ngân hàng được thể hiện tại phụ lục 05. Một số NHTMCP Việt Nam có số vốn góp của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chiếm đến 20% như Vietinbank, Vietcombank,……
Bảng 2.5: Sở hữu của các Ngân hàng nước ngoài tại NHTMCP Việt Nam năm 2012
STT Tên Ngân hàng nước ngoài Cổ phần
sở hữu
Tại Ngân hàng Việt Nam
1 BNP Paribas 20% OCB
2 Commonwealth Bank of Australia 20% VIB
STT Tên Ngân hàng nước ngoài Cổ phần sở hữu
Tại Ngân hàng Việt Nam
4 Malayan Banking Bhd (Maybank) 20% ABBank
5 Societe Generale 20% Seabank
6 United Overseas bank 20% Phuongnambank
7 Tokyo – Mitsubishi UFJ 19,73% Vietinbank
8 SMFD 15,13% Eximbank
9 Mizuho Corporate bank 15% Vietcombank
10 Standard Chartered Plc 15% ACB
11 Oversea – Chinese Banking Corp 14,88% Vpbank
“Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2012 của các ngân hàng”
Nhằm nâng cao tính bền vững và ổn định cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2015. Bước đầu thực hiện đã có một số ngân hàng thực hiện việc sáp nhập và hợp nhất, cụ thể Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức ký thỏa thuận hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện và lấy tên là chung là ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; Ngân hàng TMCP Đại Á sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây trong năm 2013, Ngân hàng TMCP Phương Tây đã sáp nhập với Tổng Cơng ty CP Dầu Khí để thành lập ngân hàng mới với tên gọi là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank).