Vai trò của tổ chức trọng tài lao độngvà Tòa án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)

2.3 Một số đánh giá về vai trò của pháp luật và các cơ quan hữu quan

2.3.4 Vai trò của tổ chức trọng tài lao độngvà Tòa án

Theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội hiện đã có 54/64 tỉnh thành phố đã thành lập Hội động trọng tài, với số lượng thành viên từ 5 -

7 người, tuy nhiên số vụ tranh chấp lao động được giải quyết tại Hội đồng

trọng tài không nhiều, nguyên nhân là do các vụ việc tranh chấp diễn ra khơng

đúng trình tự để được đưa đến trọng tài, phạm vi quyền hạn của trọng tài lao động cũng chỉ mang tính chất hịa giải, tham khảo, đưa ra các phương án cho

các bên lựa chọn mà chưa có cơ chế bảo đảm hiệu lực thi hành các quyết định

đó.

Việc xác định thẩm quyền, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng tại Tịa án nhân dân trong Bộ luật lao động hiện nay nhìn chung là hợp lý và nhiều điểm tiến bộ so với quy định trước đây, tuy nhiên có một số điểm còn hạn chế như về thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết đình cơng. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 176a Bộ luật lao động thì nội dung đơn yêu

cầu của người yêu cầu không đúng đúng với khoản 2 điều 176a và người yêu cầu không đủ các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn yêu cầu như quy định tại khoản 4 điều 176a thì Tịa án sẽ khơng thụ lý và không giải quyết. Việc

đáp ứng được các yêu cầu trên để giải quyết đình cơng là điều mà các bên nói chung cũng như người sử dụng lao động khó có thể đáp ứng được. Năm 2008 có 10 trường hợp người sử dụng lao động làm đơn u cầu Tịa án giải quyết đình cơng nhưng khơng được giải quyết cũng vì lý do này [29]. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sử dụng lao động trong đình cơng hiện nay.

Qua thực tế cũng như đặc điểm của các cuộc đình cơng ở nước ta trong thời gian qua, cũng như thực trạng các quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình cơng có thể nhận thấy: đình cơng ở nước ta khơng cịn là hiện tượng mới và

thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ đình cơng với quy mơ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc đình cơng trong thời gian qua đều không hợp

pháp và gây thiệt hại không nhỏ cho các bên trong quan hệ lao động. Đình cơng đã và đang tiếp tục được điều chỉnh trong các quy định của pháp luật để

phù hợp hơn với thực tiễn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình cơng cũng được xem xét và

điều chỉnh theo hướng hợp lý và đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể trong

quan hệ lao động. Vai trò của người sử dụng lao động ngày càng được khẳng định trên các phương diện trong quan hệ lao động vì vậy bảo vệ người sử

dụng lao động trong đình cơng cần được đề cập trong các quy định của pháp

luật cũng như của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ chung của các quốc gia trên thế giới.

Chương 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)