Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN cuộc khủng hoảng tài chính mỹ năm 2008 (Trang 35 - 44)

II. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2008)

1. Tác động tiêu cực

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động trực tiếp thế nào đến Việt Nam? Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Xét trên khía cạnh đầu tư, khi đó , Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là NĐT số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, trong quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23-25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như khơng đáng kể. Do đó Việt Nam hầu như khơng chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.Về tác động gián tiếp, điều này cũng là lợi thế của Việt Nam, cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế “an bình” khơng bị bão táp làm tan vỡ.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

năm 2008 (6,18%) thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009, GDP tăng trưởng chậm hơn so với năm 2008 do tác động mạnh và chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt của cuộc suy thối kinh tế kinh tế tịan cầu .

Chỉ số giá tiêu dùng: Năm 2008, lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh so với

năm 2007. Điều đó khiến giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Hoạt động

thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%, trong khi đó năm 2007 tăng 14,4% so với năm 2006).

Du lịch: Ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ khơng bị tác động nhiều vì khách

cao cấp. Một số nước có lượng khách đến nước ta giảm là: Hàn Quốc 449,2 nghìn lượt người, giảm 5,5%; Nhật Bản 393 nghìn lượt người, giảm 6,1%; Đài Loan 303,5 nghìn lượt người, giảm 4,9%.

Đối với Bất động sản: Chỉ có FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort

cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại

Thị trường tiền tệ: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về mặt tiền tệ đối với

Việt Nam có lẽ khơng đáng kể. Điều này do các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam nên khi nền kinh tế bị rung rinh thì vốn ở chính quốc ít đi và do đó có thể họ sẽ xem lại việc rút vốn về để giải quyết vấn đề trong nước. Còn nếu chúng ta vẫn làm ăn hiệu quả thì họ vẫn để phát triển:

Biến động tỷ giá USD/VND: Năm 2008, biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.

Biến động lãi suất huy động và lãi suất cho vay: Bắt đầu từ tháng 5/2008, nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mức huy động tiền gửi lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp tới 20%/năm. Từ cuối tháng 7/2008, lãi suất trên thị trường bắt đầu giảm. Lãi suất huy động VND giảm từ 19%/năm xuống quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm (từ 29/01/2009, lãi suất cho vay VND: 10,5%/năm).

Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng: Năm 2007, đa số ngân hàng khối quốc doanh chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%.

Năm 2008, một số ngân hàng lớn đã chính thức cơng bố tỷ lệ nợ xấu thực tế hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%.

Hoạt động của các ngân hàng: lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại năm 2008 không đạt mục tiêu đề ra, kể cả mục tiêu đã được điều chỉnh. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm 2008 là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng buộc phải hạn chế tín dụng.

Đối với ngành ngân hàng : hoạt động của hầu hết các ngân hàng thương

mại tại Việt Nam chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp có độ phân tán rủi ro cao và ít có sự liên thơng đầu tư tới các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ cũng nhưng các nước khác trên thế giới. Do đó, khi khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 diễn ra thì ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không đáng kể. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư ví dụ có thể xảy ra khả năng một số nhóm nhà đầu tư sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu ngành ngân hàng nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá cổ phiếu ngân hàng xuống. Chủ yếu các tác động gián tiếp do các dòng vốn thơng qua thị trường chứng khốn hay hệ thống đầu tư và qua một số ngân hàng liên kết tiếp vốn.

Đối với hoạt động Đầu tư : Khi đó, Mỹ là một trong số các nước đầu tư

hàng đầu vào Việt Nam. Các chuyên gia đều nhân định cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 sẽ chỉ gây ra những tác động nhỏ, gián tiếp đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Ảnh hưởng nhỏ được các chuyên gia lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do đồng tiền của Việt Nam chưa có tính chuyển đổi. Có ngun nhân do lượng tiền đầu tư của Việt Nam vào thị trường tài chính Mỹ khơng đáng kể. Có nguyên nhân do các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thồi điểm năm 2008 đang chuyển biến tích cực, từ lạm phát, nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng trưởng nơng nghiệp, cơng nghiệp, thu ngân sách...

Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vốn cao và thường mang tính dài hạn nên khơng bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) thì có thể có chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó. Các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... Ngay cả những cơng ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ khơng vì cuộc khủng hoảng này mà đình hỗn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thối hầu như khơng ảnh hưởng

gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì khơng bảo đảm được nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết… Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 tiếp tục đạt kết quả cao. tổng vốn đăng ký 64,1 tỷ USD gấp gần 3 lần năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Nhưng, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký năm 2008 giảm so với năm 2007. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký năm 2008 chỉ đạt 17,9%, trong khi đó tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký FDI năm 2007 đạt 37,6%. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu sẽ khiến cho việc thu hút vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện FDI gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới khi các chính quốc rút vốn về nước để tháo gỡ khó khăn cho cơng ty mẹ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi tồn cầu, và Việt Nam khơng phải là một ngoại lệ : trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD, tương đương 60% số vốn của cùng kỳ năm 2008. Thực tế, nguồn vốn FDI đăng ký sụt giảm ngay từ tháng 1, chỉ đạt 185 triệu USD. Sang tháng 2, tổng vốn tăng mạnh do có 3 dự án lớn được cấp phép tại Bà Rịa - Vũng Tàu, và một dự án tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỉ USD. Các dự án khác tăng vốn rất ít, và trong 3 tháng, chỉ có 34 lượt dự án xin tăng.

Đối với Thị trường chứng khoán : Những loại chứng khốn mà hiện nay đang có vấn đề của những cơng ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chưa bán ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Còn hoạt động của TTCK vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế nước ta quy định. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngồi có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các cơng ty mẹ ở nước ngồi. Nếu các cơng ty ở nước ngồi khó khăn thì cơng ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho TTCK khó có thể tăng quá nhanh như vừa qua. Các chỉ số giảm mạnh : Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HNX-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm

Nguồn kiều hối về Việt Nam: Nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2008 đạt 8

tỷ USD, tăng 45,5% so với năm 2007 (5,5 tỷ USD). Theo thẩm định của giới chuyên gia, thì tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 2009, theo những con đường khác nhau giao động từ 6 đến 6,8 tỉ đô la . Lượng kiều hối trong năm 2009 bị giảm là điều không thể tránh khỏi, một phần do nạn thất nghiệp tại những quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống , thu nhập của nhiều người sẽ giảm.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu

Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc suy thối của Mỹ có lẽ là ở lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đồng thời phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dép và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn.Tình hình là năm 2008 xuất khẩu chỉ đạt khoảng 64 tỷ đô la, xuất khẩu không chỉ giảm về số đơn đặt hàng mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều nhà doanh nghiệp trong nước đã gặp khó khăn do thị trường hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.

- Đối với hoạt động xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu

Trước khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, sản phẩm dầu thơ chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai đoạn 2001-2006 sau đó giảm dần đó là do sự cạn kiệt trong khi thăm dò và mua các mỏ dầu mới của các nước khác không mấy tiến triển, Khi nền kinh tế Mỹ khủng hoảng đã khiến cho giá dầu thô sụt giảm mạnh tác động đến nguồn thu từ dầu mỏ Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hưởng về thị trường nhưng chịu ảnh hưởng

về giá. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là 5tyr USD giảm 40.1% tương đương 3.35 tỷ USD trong đó giảm do giá giảm 4.83 tỷ USD và tăng do lượng khoảng 1.48 tỷ USD

- Đối với hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Trước khủng hoảng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi các hàng xuất khẩu cùng loại của một số nước, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đã bị suy giảm. Những tác động này bắt đầu bộc lộ tử tháng 9/2008, xuất khẩu bị chững lại, giá trị đều giảm so với các tháng trước, tổng kim ngạch là 1.45 tỷ USD giảm 11% so với tháng 8/2008

- Đối với nhóm hàng cơng nghiệp chế biến

Năm 2008 hoạt động xuất khẩu không theo quy luật những tháng đầu xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64,8 tỷ USD trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng cơng nghiệp nặng và khống sản, 45,2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nơng , lâm thủy sản.

Tình trạng tăng trưởng kinh tế

Quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,… tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000; hơn nữa tăng trưởng quí IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quí đầu năm 2008.. Đặc biệt, trong khi tăng trưởng của khu vực công nghiệp-xây dựng sụt giảm đáng kể (6,1% so với 10,2% năm 2007), thì khu vực nơng-lâm-thủy sản lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007 (4,1% so với 3,8%), thể hiện ý nghĩa to lớn của khu vực này trong phát triển đất nước cũng như trong giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình khó khăn.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, 2004-08 (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

GDP

Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm

GDP

Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính tốn của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh

tế Trung ương (Viện NCQLKTTƯ).

2. Tác động tiêu cực

Mặc dù, hhủng hoảng tài chính Mỹ tạo cho nền kinh tế Việt Nam khơng ít những thách thức, nhưng trong những thách thức đó chúng ta cũng tìm thấy cho riêng mình những cơ hội để phát triển hơn cho nền kinh tế quốc dân.

Thứ nhất, nhìn vào thực tế của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu thấy

những tia sang cho đầu tư nội địa gia tăng. Chúng ta sẽ chú trọng đầu tư trong nước nhờ vào nguồn vốn trong dân chưa được khai thác hết.

Thứ hai, khi mà xuất khẩu giảm mạnh do khủng hoảng cũng là cơ hơi để chúng ta đa

dạng hóa thị trường cơ cấu lại định hướng thị trường và các mặt hàng xuất khẩu.

Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam còn khá nhỏ so với thế giới, nền thực chất ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế tới Việt Nam không quá gay gắt, thị trường Việt Nam được đánh giá cao về mức an toàn và ổn định. Nên đầu tư vào thị trường Việt Nam là một giải pháp khôn khéo cho các nhà đầu tư. Tận dụng cơ hội này, chúng ta có thể thu hút được sự đầu tư nước ngồi vào thị trường trong nước.

Thứ tư, Việt Nam là “người mới đến” trong cuộc chơi tư do hóa thương mại lại đang

trong quá trình hội nhật và chuyển đổi kinh tế. Vì vậy trong cuộc khủng hoảng này Việt Nam có thê học cách ứng xử với khủng hoảng, rút ra bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam.

 Trước tình hình đó, nước ta cũng đã có những hành động nhất định:

- Cắt giảm lãi suất cơ bản còn 7%/năm

- Giảm tỉ lệ tiền gởi dự trữ bắt buộc

- Thực hiện các giải pháp kích cầu như: Hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN cuộc khủng hoảng tài chính mỹ năm 2008 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w