Phương pháp lựa chọn mẫu và thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm thành vật chất (khống vật, hóa học, hữu cơ) của đất

3.2.1. Phương pháp lựa chọn mẫu và thí nghiệm

3.2.1.1. Đặt vấn đề

Thành phần vật chất của đất (khống vật, hóa học, hữu cơ) góp phần hình thành nên TCXD của đất. Để nghiên cứu sử dụng đất cho xây dựng bắt buộc phải nghiên cứu thành phần của đất.

Trong hai hệ tầng đất yếu Phú Vang và Phú Bài, đều phổ biến là đất bùn sét và đất bùn á sét. Vì vậy, khi lấy mẫu nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào 4 loại đất: bùn sét và bùn á sét hệ tầng Phú Bài; bùn sét và bùn á sét hệ tầng Phú Vang.

3.2.1.2. Nguyên tắc chung của cơng tác lựa chọn các vị trí lấy mẫu nghiên cứu

Để lựa chọn mẫu phân tích các đặc điểm thành phần vật chất, tác giả đề tài luận án lựa chọn theo các nguyên tắc chung như sau:

- Dựa vào tài liệu Bản đồ địa chất, ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 tác giả đã thành lập (hình 2.2, 3.4) dựa trên bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 tờ Huế và tờ Quảng Trị [38] đã có nhằm xác định vị trí phân bố, chiều sâu dự kiến gặp để lựa chọn vị trí lấy mẫu.

- Điểm lấy mẫu được bố trí theo tuyến hướng dần ra biển, hai bên bờ sông và giữa dịng sơng. Từng loại mẫu lấy (khoáng vật, thạch học, hữu cơ, …) theo độ sâu phân bố và theo các lưu vực sơng và chiều hướng về phía biển nhằm làm rõ sự thay đổi các giá trị theo chiều sâu, theo độ dốc sông, theo tuyến.

- Mẫu được lấy liên tục theo chiều sâu hố khoan sau đó căn cứ thực tế để lựa chọn phục vụ thí nghiệm.

Vị trí, số lượng mẫu phân tích được trình bày chi tiết ở phụ lục 17, 18 và tổng hợp ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp vị trí, số lượng các loại mẫu đất lấy và thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w