Yêu cầu về cao độ nền và thoát nước mặt 1 Yêu cầu đối với quy hoạch cao độ nền

Một phần của tài liệu TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng (Trang 27)

2.8.1 Yêu cầu đối với quy hoạch cao độ nền

- Phải đánh giá, xác định được các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít thuận lợi, khơng thuận lợi, cấm hoặc hạn chế xây dựng. Phải đánh giá, xác định được các nguy cơ rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó có xét đến các khu vực lân cận;

- Phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thuỷ lợi. Phải tận dụng địa hình và điều kiện tự nhiên, hạn chế khối lượng đào, đắp. Phải có giải pháp để cao độ nền khu quy hoạch mới khơng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thốt nước của các khu vực hiện hữu;

- Quy hoạch cao độ nền phải được thiết kế với chu kỳ lặp lại mực nước ngập tính tốn được xác định theo loại đô thị và phân khu chức năng đô thị theo Bảng 2.13;

- Cao độ nền khống chế tối thiểu khu vực xây dựng cơng trình phải cao hơn mực nước ngập tính tốn 0,3 m đối với đất dân dụng và 0,5 m đối với đất công nghiệp.

Bảng 2.13: Chu kỳ lặp lại mực nước ngập tính tốn (năm) đối với khu chức năng Khu chức năng

Loại đô thị

Đặc biệt, loại I Loại II, III, IV Loại V

Trung tâm đô thị, khu dân cư tập

trung và khu công nghiệp 100 50 10

Cây xanh, công viên, thể dục thể

thao 10 10 2

CHÚ THÍCH 1: Khơng áp dụng quy định về cao độ nền khống chế cho các khu vực, cơng trình được thiết kế để lưu giữ, điều tiết nước mưa, phòng chống ngập lụt khác và các cơng trình áp dụng giải pháp sống chung với ngập lũ;

CHÚ THÍCH 2: Các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cao độ nền khống chế phải được kiểm tra khả năng ứng phó với các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng quốc gia.

Một phần của tài liệu TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w