Hausman test Ptcdc Pt3 Pt6 Pt9 Pt12
Chi2 74.932742 46.930319 50.611779 85.598232 115.046685
Giả thiết như sau:
Ho: Khơng có sự tương quan giữa biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên H1: Có sự tương quan giữa biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên
Ở đây, kết quả kiểm định cho p-value có giá trị < α =0.05, bác bỏ Ho, cho kết quả ảnh hưởng cố định là bền.
Như vậy, sử dụng Hausman test, luận văn đã chứng minh ước lượng ảnh hưởng cố định là tốt nhất và kết luận nghiên cứu sẽ chỉ dựa trên ước lượng này.
4.4. Kết quả từ mơ hình
Kết quả kiểm định bằng ước lượng ảnh hưởng cố định ở chương 4 như sau:
FEM Ptcdc Pt3 Pt6 Pt9 Pt12 EPS 0.208273 0.208557 0.217588 0.214163 0.234021 BVPS 1.083738 1.260056 1.352589 1.621616 1.636706 FLEV -4177.696 -5251.352 -5329.426 -7760.760 -8378.162 RPS 0.384752 0.479740 0.426517 0.190604 0.135691 C 8105.159 8144.394 8453.349 9635.117 9528.847 R2 0.343954 0.317708 0.321009 0.326929 0.336683 Số quan sát 1078 1078 1078 1078 1078
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy giá cổ phiếu bị tác động bởi các nhân tố đến từ báo cáo tài chính. Như vậy trái với các quan điểm bên ngồi cho rằng các thơng tin trên BCTC khơng liên quan đến giá cổ phiếu trên sàn HSX, các kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê.
Mơ hình định lượng của luận văn chỉ rõ thị giá cổ phiếu chịu chi phối bởi giá trị sổ sách trên cổ phiếu và thu nhập trên cổ phiếu. Hai yếu tố này có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Điều này đưa đến kết luận một doanh nghiệp có giá trị sổ sách trên cổ phiếu và thu nhập trên cổ phiếu càng cao, cổ phiếu càng được định giá cao. Kết luận này của mơ hình đúng với lý thuyết tài chính, muốn tăng giá trị doanh
nghiệp, các nhà quản lý và cổ đông phải luôn quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Biến độc lập được tăng cường trong mơ hình có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu là tỉ lệ địn bẩy tài chính. Biến độc lập có tác động tích cực đến giá cổ phiếu là lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu. Tuy nhiên, RPS không đạt ý nghĩa thống kê ở thời điểm Pt9 và Pt12.
Kết luận chƣơng 4:.
Dựa vào mơ hình Ohlson gốc và các nghiên cứu thực nghiệm về mơ hình Ohlson ở Việt Nam và thị trường thế giới, luận văn sử dụng các thơng tin kế tốn tài chính: Lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu (RPS) và địn bẩy tài chính (FLEV). Dữ liệu thu thập gồm 279 công ty niêm yết trên thị trường HSX từ năm 2008 đến năm 2013 được sắp xếp theo cấu trúc dữ liệu bảng. Cuối cùng, luận văn sử dụng kiểm định Hausman để xác định phương pháp ước lượng tốt nhất cho dữ liệu bảng thu thập được. Kết quả là ước lượng ảnh hưởng cố định là phù hợp nhất.
Tất cả 4 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, biến RPS lại khơng có ý nghĩa thống kê tại Pt9, Pt12.
Chương 4 đưa ra các kết quả nghiên cứu từ mơ hình, từ đó luận văn đưa đến kết luận và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn tài chính trên TTCK.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THƠNG TIN KẾ TỐN TÀI CHÍNH
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
Chương 4 đã trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Chương 5 sẽ trình bày những thảo luận chính và những gợi ý giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn tài chính trên thị trường chứng khốn.
5.1. Kết luận
Luận văn nghiên cứu về sự tác động của thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở mơ hình Ohlson (1995) có xem xét tác động của lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu và tỉ lệ địn bẩy tài chính thơng qua hai câu hỏi nghiên cứu chính là:
- Thơng tin kế toán trên báo cáo tài chính tác động như thế nào đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán – trường hợp sàn HSX?
- Mơ hình lý thuyết của mối quan hệ này là gì?
Trên cơ sở sử dụng mơ hình Ohlson có điều chỉnh, luận văn đã đưa ra và kiểm định lại mơ hình này để phân tích tác động của thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của 279 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013.
Luận văn đã tìm ra được bằng chứng để trả lời lần lượt các câu hỏi trên là: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính và giá cổ phiếu. Trong mơ hình hồi quy của luận văn đã chỉ ra các biến giải thích đều có tác động đến giá cổ phiếu.
Thứ hai, Luận văn nghiên cứu cho thấy mơ hình Ohlson là phù hợp với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam – trường hợp sàn HSX.
Điểm đặc biệt của luận văn là nhân tố Tỉ lệ đòn bẩy tài chính và lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu đã có sự tác động lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu này cũng chỉ ra: Lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu chỉ có sự ảnh hưởng lên giá cổ phiếu trong khoảng thời gian là 6 tháng đầu năm.
Kết quả ở chương 4 cho ta thấy mơ hình Ohlson chứng minh có mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn tài chính được cơng bố với giá cổ phiếu trên TTCK thông qua các chỉ số tài chính BVPS, EPS, RPS và FLEV. Cụ thể hơn, qua bài nghiên cứu, luận văn cho thấy, thông tin kế tốn tài chính ảnh hưởng xấp xỉ 34% đến giá cổ phiếu trong giai đoạn 2008 – 2013. Qua đó, thơng tin kế tốn tài chính là một trong những cơ sở quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Bảng 5.1 So sánh khả năng giải thích thơng tin kế tốn trên BCTC đối với giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam và các TTCK khác
TTCK Thời gian nghiên cứu Tác giả R2
Hoa Kỳ 1984 – 1995 Hand & Landmans 86% Pháp, Đức,
Hà Lan 1993 – 2002 Ballas và cộng sự 74% Đài Loan 1996 – 2006 Po-Chin Wu & Chen-Jen Wang 57,6%
Gioóc- đa -ni 2003 – 2008 Firas Naim Dahmash & Majed
Qabajeh 80% - 97,6%
Mặc dù vậy, Bảng 5.1 cho thấy sự tác động của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam là yếu hơn so với kết quả được tìm thấy trên TTCK của các nước trên thế giới. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều vấn đề tồn tại trong việc trình bày và cơng bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay, hoạt động kiểm toán, việc bất cân xứng thông tin trên TTCK, bất cập trong quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, Thơng tin kế tốn trên BCTC vẫn phản ánh trong giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư, thông tin kế tốn trên BCTC là một cơ sở hữu ích, đóng vai trị quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
5.2. Những tồn tại về thực trạng công bố thơng tin trên thị trƣờng chứng khốn
Hiện nay, xét về quy định lẫn thực tiễn, tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lựơng thông tin kế tốn được cơng bố và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể sau:
5.2.1. Tình hình tn thủ pháp luật về cơng bố thơng tin:
Tính từ đầu năm 2014 đến tháng 9 năm 2014, UBCKNN đã thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơng ty chứng khốn theo kế hoạch và kiểm tra chuyên đề về vấn đề quản lý tách bạch tiền gửi nhà đầu tư, hoạt động mơi giới. Trên cơ sở đó đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. UBCKNN cũng đã tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra các cơng ty chứng khốn về giao dịch ký quỹ, bán khống, hợp đồng hợp tác đầu tư, và các hợp đồng hỗ trợ vốn.
Cùng với đó, cơng tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán tiếp tục được tăng cường. UBCK tiếp tục tăng cường giám sát thông qua tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. UBCKNN đã ban hành 36 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt là 2.79 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong tháng 6, Ủy ban Chứng khoán đã xử phạt 10 trường hợp vi phạm với tổng số tiền là 480 triệu đồng. Trong đó, tổng số tiền phạt 8 công ty là 387.5 triệu đồng và 2 cá nhân là 92.5 triệu đồng.
Đa số các doanh nghiệp bị xử phạt đều mắc lỗi không công bố thông tin kịp thời, hoặc không đăng ký công ty đại chúng. Trong khi các cá nhân bị xử phạt chủ yếu do giao dịch không thực hiện báo cáo theo quy định.
5.2.2. Bất cân xứng thông tin:
Thông tin bất cân xứng được định nghĩa là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin khơng ngang nhau. Một người có thơng tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch.
Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thơng tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư. Vì vậy có hiện tượng lãnh đạo doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thơng tin có lợi... hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với nhà đầu tư khác nhau.
Tình trạng bất cân xứng về thơng tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khơng chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Đối với người có nhiều thơng tin từ doanh nghiệp họ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ sự biến động của thị trường chứng khoán.
Hiện tượng bất cân đối thông tin trên thị trường chứng khoán khá phổ biến. Việc các doanh nghiệp cố tình che dấu thơng tin, làm đẹp báo cáo tài chính là điều không phải hiếm. Vụ gian lận trên thế giới điển hình nhất liên quan đến công ty năng lượng Enron. Trước khi vụ gian lận được phát hiện, giá cổ phiếu của Enron đạt đến 60 USD/cổ phiếu nhưng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn đã mất tới 99% giá trị (hiện tại đã phá sản). Nhà đầu tư đã bị chính các lãnh đạo của Enron lừa dối, dẫn đến bị thua lỗ nặng nề.
Tại Việt Nam tình trạng bất cân xứng thông tin là hiện tượng “thường xuyên, liên tục”. Bất cân đối thông tin là hiện tượng phổ biến xảy ra trên mọi thị trường và trong mọi nền kinh tế. Những nhà quản trị công ty hay nhóm cổ đơng lớn họ thường cố tình che dấu, thậm chí làm sai lệch thơng tin nhằm tìm kiếm đặc lợi. Những nhà đầu tư bình thường do khơng tiếp cận thơng tin một cách đầy đủ có thể bị thiệt hại nặng nề.
5.2.3. Nội dung và chất lượng thông tin công bố:
Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế công bố. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn cho mục tiêu minh bạch hóa thơng tin trên TTCK Việt Nam.
Nhiều công ty xem nhẹ việc công bố thông tin. Nhiều công ty niêm yết, trên trang điện tử chỉ đăng tải những thơng tin cũ, ít cập nhật như trang điện tử của Công
ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC), Công ty Cổ phần Phân bón Hóa Sinh (HIS)…
Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm tốn của các cơng ty niêm yết cũng đang trở thành một vấn đề nóng trên TTCK hiện nay.
Trong số các công ty bị giảm lợi nhuận chóng mặt sau kiểm tốn năm 2013, PAN bất ngờ lỗ 2 tỷ đồng sau kiểm tốn trong khi trước đó báo lãi vượt kết hoạch với 48.8 tỷ đồng. Nguyên nhân được giải trình là lợi nhuận từ cơng ty liên kết giảm 51.2 tỷ đồng do trích lập dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết Thủy sản An Giang (HSX: AGF). PAN cho biết khoản đầu tư này được thanh lý sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước khi ra BCTC hợp nhất kiểm tốn.
Hình 5.1 Chênh lệch giảm LNST trƣớc và sau kiểm toán năm 2013
(Nguồn: m.vietstock.vn)
Ngoài ra, PXT cũng gây thất vọng lớn cho cổ đơng khi kết quả kiểm tốn cho thấy lỗ rịng 35.6 tỷ đồng chứ khơng phải có lãi hơn 1 tỷ đồng như trước đó. Khoản mục gây ra sự thay đổi lớn này là giá vốn hàng bán sau kiểm toán bất ngờ tăng mạnh hơn 35 tỷ đồng. Kể từ năm 2008 đến nay, năm vừa qua là năm duy nhất công
ty bị lỗ. Khơng những lỗ nặng, PXT cịn bị kiểm tốn lưu ý về khả năng hoạt động liên tục do có một số khoản vay, cơng nợ phải trả đã đến hạn thanh toán và lỗ lũy kế hơn 35 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp như PXI, CTI, LO5, S12 tuy có lãi nhưng lãi ròng giảm đến trên 70% sau kiểm tốn. Riêng PXI, lãi rịng giảm đến 82% sau kiểm toán từ 15 tỷ đồng xuống chỉ còn 2.7 tỷ đồng, nguyên nhân xuất phát từ chi phí quản lý tăng thêm 24%, tức tăng 16 tỷ lên 83 tỷ đồng. CTI cũng bởi chi phí quản lý và giá vốn cùng tăng thêm hơn 5 tỷ đồng đã kéo giảm lãi ròng từ 11.9 xuống 2.3 tỷ đồng.
Chênh lệch số liệu lợi nhuận trước và sau kiểm toán là điều vẫn thường diễn ra. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều cơng ty bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận đến trên 50% sau kiểm toán đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đồng vốn của nhà đầu tư, khiến môi trường đầu tư chứng khốn rủi ro hơn, ít nhiều làm xói mịn niềm tin của nhà đầu tư
Bên cạnh đó, khơng ít doanh nghiệp khiến nhà đầu tư bất ngờ với việc sau kiểm toán từ lỗ chuyển sang lãi.
Hình 5.2 Chênh lệch tăng LNST trƣớc và sau kiểm toán năm 2013
Đơn cử như SHN lãi sau kiểm toán đạt 9.8 tỷ đồng, cao gấp 6 lần so với mức 1.7 tỷ trước kiểm toán. Đồng thời, BCTC sau kiểm toán SHN đã phải thay đổi rất nhiều khoản mục, từ doanh thu, giá vốn, chi phí tài chính đến chi phí quản lý.
Hay như Quốc Cường Gia Lai (QCG) sau kiểm toán doanh thu thuần, doanh thu tài chính, chi phí tài chính đều có thay đổi đáng kể khiến cho lãi ròng tăng những 123% lên 14.7 tỷ đồng. Với TDN, do BCTC quý 4 được lập trước thời điểm có quyết định điều chỉnh giá mua than nhưng đến thời điểm kiểm tốn làm việc thì đã có nên lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh từ 13.8 tỷ đồng lên 26.2 tỷ đồng, tăng 90%.
Nổi bật nhất, công ty mẹ PVX khi sau kiểm toán giảm lỗ đến gần 500 tỷ đồng. Theo đó, mọi số liệu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh đều có điều chỉnh như doanh thu thuần giảm 3%, giá vốn giảm 9%, doanh thu tài chính tăng 16%, chi phí tài chính giảm 8%... Bên cạnh đó, kiểm tốn cũng lưu ý rất nhiều vấn đề liên quan đến khả năng thanh tốn của cơng ty trong 12 tháng tới, công nợ phải thu khách hàng, trả trước người bán, chi phí xây dựng dở dang…
Các doanh nghiệp lớn vốn có tiếng trên trường chứng như GMD, HVG lãi ròng cũng tăng khoảng 50 tỷ đồng hậu kiểm tốn.