CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.7 Bài học kinh nghiệm đối với phát triển KCN Nhơn Trạch
Qua phân tích kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển KCN của các tỉnh trong khu cực Đông Nam bộ và một số KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với phát triển KCN Nhơn Trạch như sau:
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn với công nghệ sản xuất hiện đại, vốn đầu tư lớn.
- Tăng cường công tác marketing, kêu gọi đầu tư bằng công tác xúc tiến thương mại, đầu tư của tỉnh tổ chức, tham gia các chương trình hội thảo, quảng bá hình ảnh KCN Nhơn Trạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang tin điện tử của tỉnh, Bộ, ngành Trung ương.
- Không ngừng nâng cao các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thu hút các dự án đầu tư mới như: tư vấn hỗ trợ các vấn đề, thông tin đến việc thành lập doanh nghiệp, đầu tư dự án; các chính sách hỗ trợ sau cấp phép cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên kết hỗ trợ đào tạo các nguồn lực có chất lượng cao, giỏi tay nghề, cung cấp các dịch vụ tiện ích về viễn thơng, ngân hàng, hải quan, vận chuyển, kho bãi ngoại quan…trong đó, đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các công nghệ mới, hiện đại.
- Chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư phù hợp với từng KCN, ưu tiên phát triển các ngành nghề có cơng nghệ sạch, thân thiện mơi trường.
- Thường xuyên tạo mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan đối với việc xây dựng và phát triển các KCN, có sự phối hợp tốt với các cơ quan chức năng (Công an đồn KCN) để đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự trong các KCN.
- Phối hợp với các đơn vị đào tạo giáo dục, nghề nghiệp nhằm cung ứng nguồn lực chất lượng cao, đáp ứng tốt cho nhà đầu tư và cơng nghệ mới trong các KCN huyện Nhơn Trạch.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc CNH- HĐH, nhằm thực hiện mục tiêu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn luôn xác định: “Xây dựng nước ta trở thành một nước
cơng nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp”.
Qua việc phân tích, đánh giá nội dung, có thể khẳng định tầm quan trong và vai trò then chốt trong việc phát triển các khu công nghiệp là không thể phủ nhận. Khu cơng nghiệp là mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Thực tiễn việc thực hiện CNH-HĐH ở nước ta cho thấy, để thực hiện thành công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước ta đã chọn con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát triển các KCN, KCX là một phương thức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp này. Đồng thời, qua phân tích kinh nghiệm phát triển KCN của một số địa phương và kinh nghiệm xây dựng KCN thành công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đã rút ra kinh nghiệm thực tế, cần thiết cho sự định hướng phát triển các KCN huyện Nhơn Trạch đến năm 2025.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. Khái quát về huyện Nhơn Trạch
Nhơn Trạch là một huyện được tách ra từ huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai
vào ngày 1/9/1994 theo Nghị định số 51/NĐ-CP của Chính phủ. Huyện có 12 xã gồm: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An với diện tích tự nhiên là
410,89 km2 chiếm 6,97% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Là một địa phương nằm trong vùng KTTĐPN, có vị trí trung tâm và tiếp giáp với các đô thị lớn, năng động là TP Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Bà Rịa – Vũng Tàu với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế: được các sông lớn như Đồng Nai, Lòng Tàu, Thị Vải bao quanh; gần quốc lộ 51, Biên Hòa đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhơn Trạch còn gần sân bay quốc tế Long Thành đã có kế hoạch dự kiến xây dựng. Đồng thời điều kiện địa chất, thủy văn của Nhơn Trạch thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình lớn cũng như cho sản xuất, đời sống.Với những thuận lợi như trên, Nhơn Trạch đã trở thành vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngày 7/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 323/TTg phê duyệt, quy hoạch tổng thể đô thị mới Nhơn Trạch cho phép xây dựng tại đây một thành phố công nghiệp nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ngày 21/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 284/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2020. Theo đó, đơ thị mới Nhơn Trạch bao gồm tồn bộ ranh giới hành chính huyện có diện tích là 41.089 ha. Đây là một trong các trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai và vùng KTTĐPN, hướng phát triển đạt tiêu chí của đơ thị loại II và tương lai là loại I. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy Nhơn Trạch tiến dần lên mục tiêu CNH-HDH. Từ đây, một thành phố mới bắt đầu định hình trên một vùng đất thuần nơng.
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 12 xã, với tổng diện tích tự nhiên là
41.089 ha. Nhơn Trạch có vị trí nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng rất quan trọng ở phía Nam nước ta, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước, vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn.
Nhơn Trạch nằm cạnh quận 2 và quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước, có lực lượng lao động có tay nghề khá dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ. Nhơn Trạch có thể sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề cao từ Thành phố Hồ Chí Minh....
Nằm trong khu vực đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phía Bắc giáp huyện Long Thành có sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến), gần cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng biển nước sâu Vũng Tàu, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 51, tỉnh lộ 25, trong tương lai đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây, về đường thủy có sơng Đồng Nai, sơng Thị Vải, sơng Lịng Tàu...
Với vị trí thuận lợi như trên, Nhơn Trạch có lợi thế so sánh cao hơn so với nhiều huyện trong tỉnh và ngồi tỉnh. Do đó cần phải phát huy lợi thế này trong phát triển kinh tế của huyện, cùng với các yếu tố khác cần tạo mọi điều kiện đẩy nhanh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, hồ nhập vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai.
2.1.2 Địa hình
Đặc điểm địa lý tự nhiên huyện Nhơn Trạch có 2 dạng địa hình chính: Đồi thấp và đồng bằng ven sơng.
Dạng địa hình đồi thấp: Phân bố tập trung ở khu vực phía Đơng Bắc của huyện,
độ cao trung bình so với mực nước biển từ 10-30m (cao nhất 32m). Độ dốc phổ biến từ 3-50, tiêu thốt nước thuận lợi, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu cơng nghiệp. Vùng này chiếm khoảng 30,7% diện tích tự nhiên của tồn huyện. Đây là địa hình thuận lợi cho xây dựng hạ tầng cho phát triển các ngành cơng nghiệp.
Dạng địa hình đồng bằng ven sông: Vùng này chiếm khoảng 52,3% tổng diện
tích tự nhiên, có thể phân thành 3 khu vực nhỏ:
Từ những địa hình khu vực đất yếu trên là những yếu tố cần lưu ý trong việc phát triển và đầu tư lưới điện.
2.1.3. Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 26o C - 27o C - Số giờ nắng trong năm khoảng: 2.600 - 2.700 giờ - Lượng mưa hàng năm: 1.800 - 2.000 mm - Độ ẩm khơng khí trung bình: 79 - 80%
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên về cảnh quan phục vụ du lịch
Do đặc điểm về địa hình cùng với hệ thống sơng, rạch phát triển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp có thể tái tạo thành khu vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái phục vụ cho nhu cầu vui chơi của dân cư trong tỉnh và của các khu vực lân cận.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đồng Nai. Theo số liệu quan trắc lưu lượng trung bình 312m3/s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9) 1.083m3/s. Chất lượng nước khá tốt ở khu vực phía Bắc, mức độ nhiễm mặn tăng dần về phía hạ lưu. Có thể sử dụng nguồn nước mặt dồi dào này cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nguồn nước ngầm trong huyện khá dồi dào, tại huyện đã khoan thăm dò 20 giếng và khoan khai thác 5 giếng với lưu lượng 10-20m3/h/giếng.
- Tài nguyên đất
Tồn huyện Nhơn Trạch có diện tích đất 41.089 ha. Trong đó có 04 nhóm đất bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn tiềm tàng, nhóm đất cát biển mới biến đổi, nhóm đất xám.
2.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2007-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Nhơn Trạch là 15,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh (toàn tỉnh tăng 13,4%/năm), trong đó:
- Giai đoạn 2006-2011, mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên địa bàn đạt 15,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh (12,86%/năm).
- Giai đoạn 2012-2013, GDP trên địa bàn có mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,1%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh (toàn tỉnh tăng 14,75%/năm); Đồng thời cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng cơng nghiệp hóa. T́nh h́nh tăng trưởng kinh tế của huyện được thể hiện qua bảng sau:
Đvt: Tỷ đồng. Thành phần Năm 2006 Năm 2011 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 2006- 2011 2012- 2013 2007- 2013 I. GDP toàn tỉnh (Giá 1994) 10.473 19.179 25.254 12,86 14,75 13,40 - Nông nghiệp 2.420 3.023 3.347 4,6 5,2 4,7 - Công nghiệp 5.583 11.755 16.062 16,1 16,9 16,3 - Dịch vụ 2.470 4.402 5.846 12,3 15,2 13,1
II. Huyện Nhơn Trạch 385,40 782,30 1.073 15,21 17,1 15,8
- Nông nghiệp 139,00 178,00 191,50 5,07 3,7 4,7 - Công nghiệp 161,70 441,30 646,00 22,24 21,0 21,9 - Dịch vụ 84,70 163,00 235,00 13,99 20,1 15,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Nhơn Trạch.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Giai đoạn 2007-2013 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đều và khá cao (bình quân trên 21%/năm), là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các khu vực cịn lại, trong đó giai đoạn 2006-2011, do thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào huyện Nhơn Trạch, góp phần tăng nhanh sự phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình qn GDP cơng nghiệp giai đoạn này khá cao trên 22,2%/năm. Giai đoạn 2012 – 2013, tình hình đầu tư phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, do đó tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì mức 21%/năm, cao hơn bình quân chung tồn ngành cơng nghiệp của tỉnh (tồn tỉnh tăng 16,9%/năm).
- Khu vực dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2007-2013 là 15,7%/năm; giai đoạn 2006-2011 là 13,99%/năm. Tốc độ này chưa tương xứng so với tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp (giai đoạn 2006-2011 là 22,24%/năm và giai đoạn 2007-2013 là 21,88%/năm). Giai đoạn 2012 – 2013, khu vực dịch vụ đã có những bước phát triển khá mạnh, tốc độ bình quân đạt 20,1%/năm, điều này cho thấy tín hiệu khởi sắc của khu vực dịch vụ của huyện trong thời gian tới.
- Khu vực nông nghiệp: Trong những năm qua do việc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa, khu vực nơng nghiệp vốn là chủ yếu trên địa bàn huyện đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2007-2013 là 4,68%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2011 tăng bình qn 5,07%/năm và giai đoạn 2012 – 2013 giảm cịn bình qn 4,7%/năm.
Nhìn chung thời gian qua, so với sự phát triển nhanh về công nghiệp và tốc độ đơ thị hóa…, sự chuyển dịch của nơng nghiệp nông thôn và sự phát triển của thương mại - dịch vụ chưa phù hợp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế, phục vụ phát triển công nghiệp. Dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng và khả năng có thể khai thác được. Thương mại chỉ mang tính kinh doanh hộ gia đình, quy mơ nhỏ, lẻ và tự phát. Tỷ trọng dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chậm như: tài chính, tín dụng, tư vấn, bảo hiểm…, hoặc chất lượng cịn thấp như dịch vụ viễn thơng, vận tải… Du lịch và dịch vụ nhà trọ hình thành mang nặng tính tự phát và cịn trong tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất lẫn phương thức hoạt động… Là một đô thị mới, thời gian qua chủ yếu phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp chưa phát triển mạnh... do đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển cơng nghiệp.
2.2.2 Cơ cấu ngành kinh tế
Giai đoạn 2006 – 2013, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ.
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 – 2013 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế
Thành phần Năm 2006 Năm 2011 Năm 2013
Tổng số (%) 100 100 100
Nông nghiệp 37,79 22 16,00
Công nghiệp 39,21 52 54,80
Dịch vụ 23,00 26 29,20
Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Nhơn Trạch.
Đi đôi với tăng trưởng GDP, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra. So với năm 2006, đến năm 2013 tỷ trọng ngành công nghiệp từ 39,2% tăng lên 54,8%; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 23% tăng lên 29,2% và tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm từ 37,8% xuống còn 16%.
Cơ cấu kinh tế như trên cho thấy đây là giai đoạn nền kinh tế của huyện Nhơn Trạch có sự chuyển biến về chất, nền kinh tế đã chuyển dịch rõ nét sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên sẽ tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong các năm tiếp theo, góp phần đóng góp vào sự thành cơng của mục tiêu của tỉnh đó là trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển thành phố mới Nhơn Trạch