2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam
2.2.2.1. Các điều kiện hoạt động bao thanh toán
Điều kiện đối với NHTM (đơn vị bao thanh toán)
Các đơn vị bao thanh toán khi họ được cấp phép hoạt động theo quy định của từng quốc gia.
Theo quy định hiện hành (Quyết định số 1096/QĐ-NHNN), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép NHTM thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi ngân hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng mức dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%;
- Khơng vi phạm các quy định về an tồn hoạt động ngân hàng;
- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đang bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài những điều kiện trên, đơn vị bao thanh tốn cịn phải là đơn vị được phép kinh doanh ngoại hối theo quy định của tửng quốc gia.
Điều kiện đối với đơn vị hưởng bao thanh toán (đơn vị bán)
- Doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; - Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Có giấy phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực liên quan đến khoản phải thu yêu cầu bao thanh toán;
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả theo kết quả thẩm định tín dụng của đơn vị bao thanh tốn.
Điều kiện đối với đơn vị được bao thanh toán (đơn vị mua)
- Doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; - Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Có giấy phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực liên quan đến khoản phải thu phát sinh mà bên bán u cầu bao thanh tốn;
- Tình hình tài chính đảm bảo khả năng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán khi khoản phải thu đến hạn;
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả theo kết quả thẩm định tín dụng của đơn vị bao thanh tốn;
- Trong nhiều trường hợp, đơn vị bao thanh toán bên bán yêu cầu bên mua phải được đơn vị bao thanh toán bên mua cấp hạn mức bao thanh toán.
Điều kiện về khoản phải thu
- Khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật nghiêm cấm;
- Khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp; - Khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp; - Khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; - Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp;
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng; - Khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng có thời hạn thanh tốn còn lại dài hơn thời hạn được quy định của mỗi quốc gia.
2.2.2.2. Đối tượng thực hiện và sử dụng bao thanh toán
Thứ nhất, các tổ chức tín dụng, ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn bao gồm:
Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng:
- Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Cơng ty tài chính;
- Cơng ty cho th tài chính.
Ngân hàng nước ngồi được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Tổ
chức tín dụng.
Thứ hai, các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán là các tổ chức
kinh tế Việt Nam và nước ngồi cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng, cụ thể:
- Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động cao trong khi đó hạn mức tín dụng do các ngân hàng cung cấp lại hạn chế.
- Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ khó tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM. - Doanh nghiệp kinh doanh có tính chất thời vụ cần tiền để dự trữ hàng hóa. - Doanh nghiệp tập trung vào sản xuất phát triển hơn là theo dõi và thu nợ. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển sản xuất nhưng khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
2.2.2.3. Đánh giá khuôn khổ pháp lý về nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam Nam
Một hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ là điều kiện cho hoạt động bao thanh toán phát triển. Tuy nhiên, điều kiện thực tế tại Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu để nghiệp vụ này phổ biến.
Thứ nhất, trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 chỉ mới nêu khái niệm về
dịch vụ bao thanh tốn mà chưa có văn bản dưới luật quy định cụ thể về hình thức kinh doanh này. Hiện tại, các NHTM tại Việt Nam vẫn căn cứ Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở cho hoạt động bao thanh tốn tại ngân hàng mình.
Thứ hai, khái niệm về bao thanh tốn được quy định là “một hình thức cấp
tín dụng”. Việc định nghĩa này không thống nhất với quan niệm về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh tốn cịn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh tốn so với việc cấp tín dụng thơng thường. Quy định như vậy có thể làm người sử dụng hiểu sai về nghiệp vụ bao thanh toán khi cho rằng bao thanh toán chỉ là một hình thức cấp tín dụng mới của ngân hàng. Ngồi ra điều này có thể làm người sử dụng khó hiểu khi vừa định nghĩa là “hình thức cấp tín dụng”, vừa định nghĩa là “mua lại các khoản phải thu”, vì quan hệ tín dụng tách bạch và khác với quan hệ mua bán.
Thứ ba, một hạn chế trong chính sách về bao thanh tốn tại Việt Nam mà
ơng Jeroen Kohnstamm - Tổng thư ký Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI nêu ra trong báo cáo của mình tại một cuộc hội thảo do FCI và các Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2006 đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh tốn nhưng lại khơng thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp khơng được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào như nào (Hứa Thị Diễm Thuý, 2008).
Thứ tư, quy định về thuế đối với hoạt động bao thanh toán (cụ thể là đối với
hoạt động chuyển nhượng khoản phải thu) còn chung chung và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ năm, trong quy trình bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế có quy
định đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại cho thấy chính sách hiện nay chưa đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”. Điều này làm hạn chế hoạt động bao thanh tốn tại Việt Nam. Bởi vì theo thơng lệ, hoạt động bao thanh tốn bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại hoặc khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định, và đơn vị bao thanh tốn có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này.
2.2.3. Tình hình hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013
Sự ra đời của Quyết định số 1096 đã tạo động lực thúc đẩy cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. đến đầu năm 2005, bao thanh tốn mới chính thức được triển khai tại Việt Nam. Một số ngân hàng đã tiên phong trong việc triển khai nghiệp vụ này phải kể đến chẳng hạn như các NHTM trong nước có Á Châu, Kỹ Thương, Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có Deutsche Bank AG, Far East National Bank, UFJ
Bank… Hiện tại nước ta có 4 NHTM là thành viên của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI là Á Châu, Vietcombank, Vietinbank, Kỹ Thương.
Các mặt hàng được các NHTM Việt Nam thực hiện bao thanh toán nằm trong danh mục hàng hoá được giao dịch theo quy định của pháp luật, hạn chế các mặt hàng thực phẩm tươi sống (trừ mặt hàng thủy sản đông lạnh), động vật sống, gia cầm sống, rau củ quả tươi vì đây là các mặt hàng dễ hư hỏng, có thể dẫn đến rủi ro, tranh chấp giữa các bên. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán của ngân hàng đối với các mặt hàng giấy tập, gỗ, hàng đơng lạnh, dệt may hóa chất, trang trí nội thất.
Về doanh số bao thanh tốn:
Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2013 là 100 triệu Euro, tăng 64% so với năm 2012, một con số tăng đáng kể. Bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.2 sau đây cho ta có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động bao thanh toán của Việt Nam từ 2008 – 2013.
Bảng 2.3: Doanh số bao thanh toán Việt Nam (2008 – 2013)
Đvt: Triệu Euro,%
Chỉ tiêu
Năm BTT nội địa Tỷ trọng BTT quốc tế Tỷ trọng Tổng
2008 80 94% 5 6% 85 2009 90 95% 5 5% 95 2010 40 62% 25 38% 65 2011 42 63% 25 37% 67 2012 40 66% 21 34% 61 2013 20 20% 80 80% 100 (Nguồn: www.fci.nl)
Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán Việt Nam (2008 -2013) (Nguồn: www.fci.nl)
Từ bảng 2.3 cho ta thấy trong 2 năm 2008 và 2009, doanh số bao thanh toán khá cao so với các năm trước, đạt lần lượt cho từng năm là 85 triệu Euro và 95 triệu Euro. Doanh số bao thanh toán của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn này là do nền kinh tế trong nước đang trên đà phát triển dẫn đến nhu cầu bao thanh toán nhiều. Mặc dù vậy lúc này bao thanh toán trong nước vẫn là chủ yếu (chiếm đến 94- 95% tỷ trọng bao thanh toán cả nước), bao thanh tốn quốc tế vẫn cịn chiếm số ít. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa tin tưởng nhiều vào hình thức dịch vụ này. Năm 2010, doanh số bao thanh toán giảm mạnh (đến 32%). Nguyên nhân có thể là do Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, đã tác động phần nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa, lãi suất cho vay trong năm 2010 tăng cao cũng là một nguyên do dẫn đến khách hàng ít quan tâm đến dịch vụ này. 2 năm sau 2011 và 2012, do nền kinh tế vẫn chưa thoát được thời kỳ suy thoái nên doanh số bao thanh toán tăng nhẹ hoặc giảm. Tuy nhiên giai đoạn này cho thấy sự chuyển mình của bao thanh tốn quốc tế khi tỷ trọng bao thanh toán quốc tế đã dần tăng (chiếm khoảng 37% doanh số bao thanh toán cả nước), cũng như tốc độ tăng nhanh hơn bao thanh toán nội địa. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã dần nhận ra những lợi ích của
nghiệp vụ này mang lại. Năm 2013 doanh số bao thanh toán tăng khá cao, đến 64% so với năm 2012. Điều này cho thấy nghiệp vụ bao thanh toán ngày càng được khách hàng chú trọng sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực châu Á, doanh số bao thanh tốn của Việt Nam vẫn cịn khá khiêm tốn.
Bảng 2.4: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á (2008 - 2013)
Đvt: Triệu Euro Năm Quốc gia 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trung Quốc 55.000 67.300 154.550 273.690 343.759 378.128 Nhật Bản 106.500 83.700 98.500 111.245 97.210 77.255 Đài Loan 48.750 33.800 67.000 79.800 70.000 73.000 Hồng Kông 8.500 8.079 14.400 17.388 29.344 32.250 Thái Lan 2.367 2.107 2.095 3.080 4.339 3.348 Malaysia 550 700 1.058 1.050 1.782 1.782 Việt Nam 85 95 65 67 61 100 (Nguồn: www.fci.nl)
Bảng 2.4 cho ta thấy doanh số bao thanh toán tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông … khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì hoạt động bao thanh tốn tại các nước này đã phát triển từ rất sớm. Đây là các nước có nền kinh tế khá phát triển nên doanh số bao thanh tốn ln đạt quy mô hơn hẳn Việt Nam. Tuy doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng trưởng khá cao và ổn định, nhưng quy mơ của bao thanh tốn của Việt Nam so với các nước châu Á khác là rất nhỏ bé.
2.3. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Ngoại Thƣơng Việt Nam
Từ khi hoạt động bao thanh toán mới được đưa vào hoạt động tại Việt Nam thì Vietcombank là một trong những ngân hàng tham gia vào hoạt động bao thanh toán rất sớm.VCB ln chứng minh mình là một ơng lớn trong lĩnh vực bao thanh toán.VCB chủ yếu là thực hiện hoạt động bao thanh toán với những doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với VCB. VCB là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên được xem là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tốt nhất Việt Nam hiện nay.
2.3.1. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Ngoại Thƣơng Việt Nam
2.3.1.1. Đối tượng khách hàng và thị trường
Từ tháng 10/2005 VCB trở thành thành viên của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI và cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho các hợp đồng thương mại nội địa và cả hợp đồng thương mại xuất nhập khẩu với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối tượng khách hàng sử dụng bao thanh toán tại VCB thuộc hai nhóm chính:
Doanh nghiệp bán hàng
- Muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh bằng phương thức thanh toán trả chậm.
- Đang bán hàng bằng phương thức thanh toán trả chậm nhưng muốn được tài trợ và/hoặc đảm bảo rủi ro thanh toán của bên mua.
Doanh nghiệp mua hàng
- Muốn mua hàng với phương thức thanh tốn T/T trả chậm trong vịng 90 ngày.
2.3.1.2. Sản phẩm bao thanh toán
Hiện nay, dịch vụ bao thanh toán của VCB là đa dạng nhất hệ thống NHTM Việt Nam, với đầy đủ hai hình thức bao thanh tốn có truy địi và miễn truy đòi. Các sản phẩm này thuộc 3 nhóm chính:
Nhóm sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu
- Sản phẩm xuất khẩu cơ bản (BASIC EXPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.
- Sản phẩm xuất khẩu tiêu chuẩn (STANDAR EXPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ, cho vay ứng trước và đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).
- Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM EXPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.
Nhóm sản phẩm bao thanh tốn nhập khẩu:
- Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.
- Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng.
Nhóm sản phẩm bao thanh tốn trong nước:
- Sản phẩm bao thanh toán tiêu chuẩn (STANDARD DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ cho vay ứng trước và đảm bảo rủi tín dụng.
- Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.
Ngồi những nhóm sản phẩm chính nói trên, Vietcombank linh động trong