Tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của NHTMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu từ năm

2.2.1 Tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của NHTMCP Á Châu

Hình 2.1 Tổng tài sản của ACB

Đơn vị tính: tỷ đồng

28

Bảng 2.1: Tỷ lệ phần trăm tổng tài sản của năm sau so năm trước.

Đơn vị tính: tỷ lệ phần trăm

Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của ACB từ năm 2006-2013

Qua số liệu của bảng 2.1 và xem hình 2.1 trên cho thấy, tổng tài sản của ACB tăng qua các năm, tăng liên tục trong giai đoạn năm 2006 – 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng tài sản 44,4% trong 6 năm, trong đó năm 2007 tăng 91,2% so với năm trước, vì đây là thời kỳ kinh tế phát triển nên hoạt động ngân hàng phát triển mạnh mẽ, từ những năm 2007- 2010, ACB liên tục đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập 157 chi nhánh và phịng giao dịch, thành lập Cơng ty Cho thuê tài chính ACB, đặc biệt trong năm ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. Điều này đã tác động mạnh làm tăng tổng tài sản của ACB, tuy nhiên tỷ lệ tăng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính nên ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng đến ngành ngân hàng. Năm 2009, tổng tài sản tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của năm 2008 do các thành phần trong tổng tài sản cũng tăng cao, cụ thể tổng huy động tiền gửi khách hàng của ACB là 108.992 tỷ đồng tăng 45% so với cuối năm 2008, cao hơn tốc độ tăng trưởng 27% của ngành, tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn là 62.358 tỷ đồng, tăng gần 80%, tăng cao hơn so với ngành 38%. Và trong năm 2009, ACB cũng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ do đó phần nào đã làm tăng tổng tài sản của ACB tăng 59% so năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2006-2013. Năm 2011, tổng tài sản của ACB tăng cao nhất đạt 281.019 tỷ đồng tăng 236.369 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 529%. Một trong những nguyên nhân làm tăng tài sản của ACB đó là: ACB đã tạo niềm tin bền vững đối với khách hàng nên đã thu hút một lượng lớn nguồn tiền từ các tổ chức, cá nhân cụ thể: tiền gửi của khách hàng tăng lên 142.218 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010 cao hơn mức tăng bình quân ngành 14,4%, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Tuy nhiên, đến năm 2012, 2013 tổng tài sản ACB

Năm 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tỷ lệ 91.2% 23.3% 59.4% 22.2% 37.0% -37.3% -5.5%

29

giảm xuống đột ngột còn 176.307 tỷ đồng giảm 37,3% so với năm trước, và năm 2013 giảm 5,5%, nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam vẫn còn suy giảm và chịu sự bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước như lạm phát năm 2011 lên tới 18,53%, trong khi tăng trưởng giảm xuống còn 5,81%, do đó hoạt động ngành ngân hàng gặp khó khăn hơn, mơi trường kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt ACB bị ảnh hưởng bởi sự cố tháng 8/2012, điều này đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng, các tổ chức và cá nhân đã rút tiền hàng loạt làm giảm tổng tài sản trong năm 2012 và tác động này vẫn kéo dài đến năm 2013, cụ thể: Năm 2012, tiền gửi khách hàng: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm, làm tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản giảm còn 20,6% trong 8 năm. Như vậy, tổng tài sản giảm chủ yếu là giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của NHNN mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng, đồng thời ACB thu hẹp hoạt động trên thị trường liên ngân hàng để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)