Một trong những thông số quan trọng để đánh giá điều kiện năng lƣợng của môi trƣờng là nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ cảm nhận và chuyển giá trị nhiệt độ thành đầu ra đọc đƣợc. Đầu ra này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, nhƣ minh họa trong hình 2.7. Nhiệt kếthủy ngân sử dụng một mức thủy ngân có thang chia độ cố định là dạng đầu ra trực tiếp. Nhiệt kếsố là dạng đầu ra gián tiếp. Với nhiệt kế số, một bộ chuyển đổi đƣợc sử dụng để chuyển đầu ra của bộ chuyển đổi nhiệt độ thành đầu vào của màn hiển thị số. Nhiệt độ đo đƣợc đƣợc hiển thị trên màn hình. Cảm biến nhiệt độ vừa là một bộ chuyển đổi (thƣờng là một cặp nhiệt điện chuyển nhiệt năng thành điện thế), vừa là một cảm biến (định lƣợng đầu ra bộ chuyển đổi thành dạng dữ liệu đọc đƣợc).
Phần này giới thiệu một số loại cảm biến thƣờng gặp.
67 Cảm biến nhiệt gồm một số loại:
- Nhiệt kế: đo nhiệt độ tuyệt đối.
- Áp kế nhiệt ngẫu: đo nhiệt độ dựa trên ảnh hƣởng của nhiệt độ với hai tấm kim loại không đồng dạng.
- Nhiệt lƣợng kế: đo sức nóng của các phản ứng hóa học hoặc các thay đổi vật lý và khả năng chịu nhiệt.
Áp kế nhiệt ngẫu là thiết bị trực tiếp chuyển nhiệt năng thành điện năng. Khi hai dây kim loại không đồng nhất đƣợc nối với nhau, tại điểm nối hình thành một chuyển tiếp. Chuyển tiếp này đƣợc đốt nóng, tạo thành hiệu điện thế đi qua chuyển tiếp (nhƣ minh họa trong hình 2.8). Nối hai đầu cịn lại của hai dây dẫn với đồng hồ để đo điện áp tạo ra. Hiệu ứng này do Thomas Seebeck phát minh, nên áp kế nhiệt ngẫu còn đƣợc gọi là hiệu ứng Seebeck. Điện áp đầu ra tỷ lệ với nhiệt độ của chuyển tiếp.