3.2 .Tính hiệu suất thực tế
4.1. Chọn thiết bị cho khâu chuẩn bị nguyên liệu
4.1.1. Cân.
Mỗi ca sản xuất thực hiện 4 nồi nấu, mỗi nồi cần 4328.37kg bột sắn. Lựa chọn cân nguyên liệu sắn thái lát khô, rồi mới đem ra nghiền nên sử dụng loại cân bàn có giới hạn cân 1000 kg. Cân làm nhiều lần, có màn vi tính điều chỉnh sẽ tự động cảnh báo khi số lần cân đủ lượng sắn đem nghiền cho một mẻ nấu.
Các thông số của cân:
- Kích thước cân: Dài(1000), rộng(750), cao(1200). - Mức cân max: 1000 kg (d=1kg).
- Mặt bàn cân thép 6mm, sơn chống gỉ.
4.1.2. Máy nghiền và thùng chứa bột nghiền.
Vì nấu bằng phương pháp có sử dụng enzyme nên yêu cầu bột sắn phải có kích thước rất nhỏ d = 1 mm, nên em lựa chọn máy nghiền búa, đây là loại máy được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Mỗi ngày cần nghiền 51940.49 kg bột, chọn 2 máy làm cùng làm việc. Chọn làm việc trong 2 ca , nên tổng số giờ làm việc của máy nghiền là 16 giờ. Vậy trong 1 giờ mỗi máy cần nghiền 1621.4 kg bột sắn, do đó em lựa chọn máy nghiền có các thơng số kỹ thuật sau:
- Năng suất: 2000 kg/h. - Số vòng quay: 2750 v/phút. - Búa mỏng, có chiều dày 2÷3 mm.
Bột sau khi nghiền sẽ được tạm chứa tại một thùng ở phịng nghiền rồi sau đó được gầu tải vận chuyển lên một thùng chứa ở trên phòng nấu, cuối cùng được gầu tải đưa lên cao rồi tự chảy vào nồi nấu.
Kích thước thùng chứa bột là: D = 1800, H = 2000 mm.
4.1.3. Vít tải và gầu tải.
Vì có hai máy nghiền mà năng suất mỗi máy là 2000 kg/h nên em lựa chọn 1 vít tải và 1 gầu tải có năng suất 2000 kg/h.